Trung Quốc hiện diện quân sự tại Afghanistan
Quốc tế - Ngày đăng : 13:03, 29/08/2018
Hànhlang Wakhan là một dải đất hẹp kéo dài từ tỉnh Badakhshan (Afghanistan) đến khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc). Theo một nguồn tin: “Công tác xây dựng đã bắt đầu. Trung Quốc sẽ điều ít nhất một tiểu đoàn (hơn 500 người) cùng vũ khí lẫn thiết bị đến đây đồn trú và huấn luyện cho lực lượng Kabul”.
Nguồn tin không rõ thời điểm Bắc Kinh cho mở trại huấn luyện, nhưng cho biết quân đội nước này đánh giá dự án mặc dù tốn kém nhưng đáng giá.
Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Trung Quốc hiện diện quân sự tại Afghanistan. Quốc gia Trung Á nổi tiếng là “nghĩa trang của các đế chế” vì rất khó bị thôn tính và cai trị trước đây, nhưng nước này đang ngày càng có vai trò quan trọng đối với an ninh cũng như kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Trung Quốc có căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên của mình tại Djibouti, chịu trách nhiệm tiếp tế cho tàu nước này thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và nhân đạo tại Ấn Độ Dương. Các nguồn tin tiết lộ Bắc Kinh đã gửi không ít nhân lực đến cơ sở này, phần lớn là kỹsư cùng công nhân phụ trách xây một cầu cảng đa năng. Ngoài ra còn có một số ít lực lượng chiến đấu.
Cũng theo các nguồn tin, trại huấn luyện ở Afghanistan sẽ có vai trò khác với căn cứ Djibouti vì nó tọa lạc gần Tân Cương, nơi phát triển và tồn tại của các lực lượng bị chính phủ Trung Quốc xem là “lykhai, khủng bố, cực đoan” đứng sau hàng loạt vụ tấn công trong những năm qua.
Hãng tin Ferghana News (Nga) vào tháng 1 từng đưa tin Bắc Kinh chuẩn bị tài trợ cho một căn cứ quân sự tại Badakhshan, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng hai nước nhất trí hợp tác chống khủng bố.
Thời điểm đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc bác bỏ thông tin nước này có kế hoạch xây một căn cứ quân sự trên lãnh thổ Afghanistan, nhưng thừa nhận có cung cấp tài chính cùng nhiều hình thức hỗ trợ khác cho quốc gia láng giềng trong nhiều nỗ lực hợp tác an ninh chung.
Chuyên gia quân sự Lý Kiệt cho rằng để chống khủng bố thì ngoài thực hiện biện pháp của riêng mình, Bắc Kinh còn cần phải bắt tay với các quốc gia Trung Á cũng như Trung Đông.
“Muốn loại bỏ lực lượng lykhai, khủng bố, cực đoan thì phải đi “đến tận hang” và tiêu diệt chúng. Nhưng quân đội Trung Quốc không quen thuộc địa hình lẫn nhiều thứ khác tại Afghanistan, nên hợp tác là cách tốt nhất, lại cùng có lợi”, chuyên gia Lý phân tích.
Còn theo nhà phân tích Tống Trung Bình: “Một chức năng quan trọng của cơ sở huấn luyện là tăng cường hợp tác - trao đổi quân sự giữa Bắc Kinh với Kabul, vốn là một phần trong nỗ lực ngăn chặn đối tượng đòi lykhai xâm nhập Tân Cương”.
Cẩm Bình (theo SCMP)