Trung Quốc lo ngại bảo hộ thương mại sẽ đe dọa kinh tế toàn cầu
Quốc tế - Ngày đăng : 06:55, 13/09/2018
Ông Hồ Xuân Hoa nói: “Sự bảo hộ thương mại cùng các biện pháp đơn phương đang đe dọa nghiêm trọng cơ chế thương mại đa phương, gây nguy hiểm nghiêm trọng cho kinh thế giới. Chúng tôi kịch liệt bác bỏ chủ nghĩa bảo hộ thương mại và sự đơn phương, kiên quyết ủng hộ thương mại đa phương, giữ gìn kinh tế toàn cầu và cơ chế thương mại đa phương”.
Tuyên bố của ông Hồ Xuân Hoa vào lúc đang có chiến tranh thương mại nghiêm trọng giữa Trung Quốc với Mỹ, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chủ trương chính sách “Nước Mỹ trên hết”, cùng nhiều giải pháp được cho là Mỹ muốn bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ.
Tuần trước, Tổng thống Trump nói ông sẵn sàng áp thuế lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu, dọa mức thuế 267 tỉ USD đánh lên hàng hóa Trung Quốc. Ông Trump chỉ trích Trung Quốc gây thâm thủng thương mại kỷ lục với Mỹ, đòi Bắc Kinh phải lập tức cắt giảm.
Mỹ hiện đã áp thuế suất 25% với 50 tỉ USD hàng Trung Quốc, chủ yếu là máy móc công nghiệp và linh kiện điện tử. Kế hoạch đánh thuế 200 tỉ USD bao gồm cả một số mặt hàng tiêu dùng như máy ảnh, thiết bị ghi âm, túi xách, máy hút bụi.
Ngày 10.9, Trung Quốc tuyên bố sẽ trả đũa, nếu Mỹ thực hiện lời dọa tăng mức thuế đánh lên hàng hóa Trung Quốc.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Hà Nội, lãnh đạo các nước Hiệp hội ASEANcũng ủng hộ các thỏa thuận đa phương.
TheoAP, Tổng thống Joko Widodo của Indonesia làm cử tọa tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới cười vang, khi ông so sánh các cuộc chiến tranh thương mại là “các cuộc chiến không dứt”, ám chỉ bộ phim “Cuộc chiến không dứt” .
Dù vậy, Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore cảnh báo không có gì bảo đảm trong năm nay sẽ đạt được thỏa thuận về Hiệp định kinh tế đối tác toàn diện khu vực (RCEP) mà ASEAN đang cùng Trung Quốc, Úc Ấn Độ, Nhật Bản và New Zealand đang làm việc để có thể ký thông qua vào năm 2018.
Thủ tướng Lý Hiển Long nói: “Chúng tôi hy vọng đạt được một kết luận về RCEP vào cuối năm nay, nhưng điều này chưa thể bảo đảm”, theo Reuters.
Nhà lãnh đạo còn nói ASEAN cần tiếp tục mở cửa thị trường và đầu tư, và bảo vệ hệ thống thương mại “dựa theo luật”.
Hồi đầu tháng 8, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Trần Chiến Thanh nóiđại diện đàm phán của 16 quốc gia tham gia RCEP đã thống nhất đạt được thỏa thuận, khi các nhà lãnh đạo tham dự cuộchọp thượng đỉnh ở Singapore vào tháng 11 tới, tức 6 năm sau các cuộc đàm phán bắt đầu.
RCEP có sự ủng hộ của Bắc Kinh là do Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại mà Trung Quốc không tham gia.
Bích Ngọc (theo Reuters)