Cục Quản lý thị trường phạt Con Cưng 250 triệu do vi phạm 11 lỗi

Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 12:31, 17/09/2018

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa phát đi cho biết Cục Quản lý thị trường đã có văn bản xử phạt vi phạm hành chính 250 triệu đồng đối với Công ty CP Con Cưng do vi phạm 11 lỗi.

Theo cơ quan này, 11 lỗi vi phạm của Công ty CP Con Cưng gồm: không gắn tên địa điểm kinh doanh tại địa điểm kinh doanh; không thực hiện đầy đủ, không đúng các quy định về thông tin phải thông báo công khai khi thực hiện chương trình khuyến mãi; không thực hiện đúng nội dung của chương trình khuyến mãi đã thông báo với cơ quan quản lý nhà nước...

Ngoài ra, công ty này còn không cung cấp đầy đủ cho khách hàng thông tin về hàng hóa, dịch vụ, giá cả; hành vi kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về ngôn ngữ sử dụng; kinh doanh hàng hóa trên nhãn có thông tin khác không đúng bản chất về hàng hóa đó…

Cũng theo quyết định xử phạt của Cục Quản lý thị trường, Công ty Con Cưng có tình tiết tăng nặng là vi phạm hành chính có giá trị hàng hóa lớn đối với vi phạm về nhãn hàng hóa.

Liên quan đến sự việc, Văn phòng Chính phủ ngày 12.9 đã có công văn truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình về việc kiểm tra hàng hóa của Công ty cổ phần Con Cưng gửi 2 bộ là Công Thương và TT-TT.

Văn phòng Chính phủ cho biết Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã nhận được báo cáo của Bộ Công Thương (ngày 23.8) và Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia (ngày 20.8) liên quan đến vụ việc kiểm tra hàng hóa của Con Cưng.

Từ đó, Phó thủ tướng có ý kiến chỉ đạo Bộ Công Thương kiểm tra lại quy trình công tác của lực lượng quản lý thị trường trong vụ Con Cưng; lưu ý cần phải kiểm tra lại việc tiếp nhận, xử lý, cung cấp thông tin, xác nhận trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm điểm, xử lý theo quy định.

Theo PLO, trong báo cáo gửi Phó thủ tướng Trương Hòa Bình về vụ việc Con Cưng, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389đánh giá đó vụ việclà vi phạm hành chính với một số vi phạm không nghiêm trọng, thể hiện qua số lượng hàng hóa vi phạm ít, giá trị hàng hóa vi phạm nhỏ và mức tiền xử phạt theo quy định thấp; chủ yếu vi phạm về hành vi ghi nhãn mác hàng hóa, không có hành vi kinh doanh giả mạo xuất xứ, hàng không rõ nguồn gốc.

Từ đánh giá này, Ban chỉ đạo 389 đề xuất Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương kiểm tra rà soát toàn bộ quy trình công tác từ việc tiếp nhận, xử lý thông tin, chỉ đạo điều hành, phối hợp kiểm tra, xử lý vụ việc đến việc cung cấp thông tin cho cơ quan truyền thông, làm rõ trách nhiệm cá nhân liên quan.

Trước đó vào ngày 17.8, Bộ Công Thương đã công bố kết quả kiểm tra Công ty Con Cưng, tuy nhiên kết quả công bố cho thấy doanh nghiệp này chỉ có một số sai phạm về hành chính trong các chương trình khuyến mãi, website thương mại điện tử. Đáng chú ý, kết luận cũng nêu rõ hàng hóa của Con Cưng có nguồn gốc đầy đủ.

Ngày 19.8, Bộ Công Thươngcó quyết định lập Tổ rà soát, đánh giá lại quy trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với Công ty Con Cưng của Cục Quản lý thị trường và đánh giá hoạt động của Tổ công tác triển khai Quyết định 334 của Bộ trưởng Công Thương về kiểm tra hoạt động của Con Cưng.

Bộ trưởng Công Thương yêu cầu tổ công tác rà soát, đánh giá lại việc chấp hành pháp luật về hoạt động công vụ của cá nhân, tập thể lãnh đạo Cục Quản lý thị trường và các cá nhân liên quan trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với Công ty Con Cưng.

Tổ rà soátdo ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Công Thương) làm tổ trưởng và đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Cục Quản lý thị trường.

Tổ cũng sẽ làm việc và đánh giá hoạt động của tổ công tác triển khai Quyết định 334 của Bộ trưởng Công Thương trong đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo xuất xứ tại các địa bàn trọng điểm đến hết năm 2020. Sau khi triển khai, tổsẽ kiến nghị Bộ trưởng Công Thương các biện pháp xử lý các cá nhân, tập thể vi phạm hoạt động công vụ (nếu có) trước ngày 30.8.

Tuyết Nhung

tuyetnhung