Kiểm soát quảng cáo rượu, bia là cần thiết

Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 13:36, 18/09/2018

Tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia vừa diễn ra, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội cho rằng quy định thông tin, truyền thông về phòng chống, tác hại của rượu, bia, kiểm soát việc quảng cáo rượu, bia là cần thiết.

Trình bày báo cáo thẩm tra của Thường trực Ủy banvề Các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Nguyễn Thúy Anh -Chủ nhiệm Ủy ban cho biếtquy định về kiểm soát quảng cáo, khuyến mại, tài trợ rượu, bia được quy định từ Điều 10 đến Điều 14 của dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (dự thảo Luật)còn 2 loại ý kiến khác nhau.

Ý kiến thứ nhất là nhất trí với quy định của dự thảo Luật. Theo đó, quy định kiểm soát chặt chẽ việc quảng cáo, khuyến mại và tài trợ rượu bia để hạn chế khả năng tiếp cận và tính sẵn có, có sẵn của rượu, bia.

Ýkiến thứ haicho rằng, việc dự thảo luật kiểm soát chặt chẽ quảng cáo, khuyến mại, tài trợ rượu bia sẽ ảnh hưởng đến việc đóng góp cho ngân sách nhà nước từ hoạt động quảng cáo, đến quyền được tiếp cận thông tin về rượu bia cũng như hạn chế nguồn kinh phí để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao vốn đang được các doanh nghiệp rượu, bia tài trợ và mâu thuẫn với các Luật Quảng cáo, Luật Thương mại…

Thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội nhận định, tuy sẽ có phần nào tác động đến ngân sách nhà nước và việc tổ chức các hoạt động văn hóa nhưng đứng về góc độ sức khỏe, những chi phí phải bỏ ra từ ngân sách nhà nước, việc người dân cho việc điều trị bệnh có liên quan đến rượu, bia thì việc quy định kiểm soát quảng cáo rượu, bia là cần thiết.

Việc này nhằm làm giảm những tác động, ảnh hưởng của quảng cáo đến tiêu dùng rượu, bia, đặc biệt là giới trẻ, thực hiện “dự phòng” từ xa các tác hại của rượu bia.

Bên cạnh đó, nếu như Luật Thương mại chỉ cấm quảng cáo rượu từ 30 độ cồn trở lên thì Luật Quảng cáo năm 2015 tiến bộ hơn đã đưa rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên thuộc danh mục cấm quảng cáo. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, với cùng 1 lượng rượu hay bia cùng một độ cồn trên 15 độ khi vào cơ thể sẽ có tác hại như nhau.

Do vậy, Thường trực Ủy ban nhất trí với quy định“cấm quảng cáo rượu, bia trên 15 độ cồn”và đánh giá cao việc ban soạn thảo đã linh hoạt quy định mức độ kiểm soát quảng cáo khác nhau với những sản phẩm rượu, bia với những nồng độ cồn khác nhau.

Bên cạnh đó, để đảm bảo tính khách quan, toàn diện, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu quy định theo hướng“mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân không được tài trợ bằng vật phẩm rượu, bia; có tên hình ảnh, sản phẩm rượu, bia trên vật phẩm tài trợ và trong hoạt động tài trợ và quảng cáo rượu trong hoạt động tài trợ”thay vì chỉ quy định kiểm soát đối với các chủ thể hoạt động kinh doanh rượu, bia tại Điều 14 dự thảo Luật.

Ngoài ra, Thường trực Ủy ban cơ bản nhất trí về nguyên tắc với quy định của dự thảo luật về yêu cầu chung đối với quảng cáo rượu, bia để phòng ngừa trẻ em, học sinh sinh viên tiếp cận sớm với rượu, bia và hạn chế việc thúc đẩy sử dụng rượu, bia quy định tại Điều 11.

Tuy nhiên, về nội dung quảng cáo đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, tham khảo thêm để quy định phù hợp nhằm đảm bảo mọi hoạt động quảng cáo không được khuyến khích việc sử dụng rượu, bia ở mức có hại, lạm dụng rượu, bia dưới bất cứ hình thức nào.

Đồng thờinghiên cứu, tham vấn, đánh giá tác động một cách kỹ càng việc cấm quảng cáo rượu, bia đối với từng hình thức quảng cáo cụ thể; rà soát các chương trình, phương tiện, địa điểm khác mà giới trẻ là đối tượng tiếp cận nhiều nhất để có các quy định về quảng cáo phù hợp, đồng bộ với các quy định trong dự thảo Luật.

Theo Tờ trình dự án Luật Phòngchống tác hại của rượubia, thì thực trạng sử dụng rượubia ở Việt Nam đang ở mức báo động và cần phải được kiểm soát chặt chẽ để giảm mức tiêu thụ.

Bằng chứng từ các nghiên cứu thực tiễn cho thấy tình hình sử dụng rượu bia ở nước ta đang có xu hướng tăng nhanh qua các năm, thể hiện qua ba tiêu chí: mức tiêu thụ lít cồn nguyên chất bình quân đầu người và ở nam giới; tỷ lệ người dân có uống rượu bia; tỷ lệ người uống rượubia ở mức nguy hại.

Tờ trình nêu rõ, về mức tiêu thụ, nếu quy đổi tiêu thụ rượubia ra lít cồn nguyên chất thì mức tiêu thụ bình quân trên đầu người Việt Nam theo số liệu của Tổng cục Thống kê là 4,4 lít năm 2014; 8,3 lít theo số liệu ước tính năm 2016 của Tổ chức Y tế Thế giới.

Trong đó, tỷ trọng tiêu thụ cồn nguyên chất từ bia đang tăng nhanh hơn từ rượu. Về mức độ phổ biến của việc uống rượu bia, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượubia cao và gia tăng ở cả hai giới.

Cụ thể, năm 2010 có khoảng 70% nam và 6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượubia. Đến năm 2015, tỷ lệtăng lên tương ứng là 80,3% ở nam và 11,6% ở nữ. Đặc biệt, xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượubia đang là một vấn đề đáng lo ngại do các hệ lụy về sức khỏe, xã hội với giới trẻ. Tỷ lệ uống rượubia ở vị thành niên và thanh niên khoảng 79,9% đối với nam và 36,5% đối với nữ.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, rượubia là thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển con người bền vững bởi những ảnh hưởng tiêu cực đến cả 3 khía cạnh: xã hội, môi trường và kinh tế.

Bên cạnh đó, sử dụng rượubia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế.

Trong khi đó, hiện có rất ít quy định về phòngchống tác hại của rượubia, chỉ khi việc sử dụng rượu bia dẫn đến các hậu quả xấu trong các quan hệ xã hội như điều khiển phương tiện giao thông cơ giới có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, bạo lực, tội phạm do sử dụng rượu, bia hoặc vi phạm các điều kiện sản xuất, kinh doanh thì mới bị xử lý.

Lam Thanh

Trí Lâm