AI robot của người Việt gây chú ý khi xuất hiện trên sàn diễn thời trang London

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 13:23, 19/09/2018

Giữa tháng 9/2018, tại London, đã diễn ra tuần lễ Thời trang và dư luận chú ý nhất đến các chú robot Ohmni – sản phẩm của Vũ Duy Thức, lên sàn diễn vào tối 15 và 16/9.

Chủ đề của London Fashion Week năm nay là môi trường và trí tuệ nhân tạo. Sàn diễn thời trang House of Ikons và công ty thiết kế từ Los Angeles – Honee đã táo bạo giới thiệu những con robot của OhmniLabs ra sân khấu.

Ohmni gây chú ý đặc biệt

Công ty OhmniLabs ra đời năm 2015 bởi Vũ Duy Thức, Jared Go và Tingxi Tan (họ được đào tạo tại trường Carnegie Mellon và Stanford ở Mỹ). Năm nay 36 tuổi, Vũ Duy Thức (Thuc Vu) là tiến sĩ ngành tự động học và robots hiện làm việc ở Hoa Kỳ.

“Show diễn có tên là ‘AI”, chữ viết tắt của Trí tuệ nhân tạo, mà cũng là ÁI – tình yêu. Nhà tổ chức cho biết về các “diễn viên” robot: “Ở OhmniLabs, chúng tôi in nó ra bằng máy in công nghệ 3D, chiếm 80% phần thân robot”. Con robot của OhmniLabs được gắn pha lê khi tham dự sự kiện ở London.

Ngành công nghiệp thời trang đang tìm hướng phát triển mới cho tương lai. Một xu hướng lớn là dùng robot biểu diễn đang được đầu tư như một cách pha trộn tương lai vào hiện tại.

Nhà tổ chức giới thiệu sự hợp tác này là “cuộc hôn phối giữa thời trang, văn hóa và công nghệ trong một sự cân bằng hài hòa. Những gì ta nghe có phần xa xôi như một dự đoán trong một thập kỷ sau đó, đã được thực hiện ngay trong tháng 9 năm nay.

Như thể hiện thông điệp: “Con người và máy móc không phải là đối lập nữa. Thay vào đó, hai đối tượng đang ngày càng gần nhau hơn. Vì tác giả robot là người Việt, chúng tôi chơi chữ: ÁI, có nghĩa là TÌNH YÊU. Tình yêu hiện diện trong show diễn này, NGAY BÂY GIỜ. Và OhmniLabs của Vũ Duy Thức cùng đồng nghiệp của anh đang mở ra thế giới NGAY BÂY GIỜ với những robot của họ. Tôi rất vinh dự và cực kỳ hào hứng khi trở thành một phần của hành trình OhmniLabs.”

Vũ Duy Thức

Vũ Duy Thức là ai?

Vũ Duy Thức là học sinh chuyên khối Tin học ở trường phổ thông năng khiếu (Đại học Quốc gia TP.HCM). Anh từng đoạt nhiều giải nhất cấp quốc gia về tin học ở các cuộc thi tại Việt Nam và Hoa Kỳ. Thức cũng có nhiều công trình nghiên cứu được công bố tại các hội nghị và tạp chí khoa học quốc tế. Vũ Duy Thức lấy bằng tiến sĩ công nghệ thông tin (chuyên ngành trí tuệ nhân tạo – AI) tại Đại học Stanford năm 2010, khi anh 28 tuổi. Thức đã thực hiện nhiều dự án kinh doanh, từng là người đồng sáng lập hai công ty là Katango và Tappy (được Google và Weeby.co mua lại).

Chia sẻ về đam mê robotics, Thức cho biết, từ khi còn học đại học anh đã rất thích robot và từng viết phần mềm cho robot Aibo của Sony. Và theo anh, xu hướng hiện nay rất thuận lợi cho việc phát triển robot.

“Người tiêu dùng bắt đầu dùng nhiều drone (máy bay điều khiển từ xa), hoặc xe tự động, cũng như những phát triển về deep-learning (tạm dịch là học sâu) đã tạo cơ sở để giải quyết bài toán về người máy”.

Con Robot tham gia biểu diễn thời trang ở Luân Đôn là bước phát triển của sản phẩm gốc có tên Omhni, robot gia đình. Sinh sống tại Mỹ trong thời gian dài, Thức nhận ra rất nhiều người cao tuổi ở đây phải sống một mình (hiện có 44 triệu người trên 65 tuổi tại Mỹ, khoảng 70% trong số này sống một mình) và cần được giúp đỡ, ít nhất là giúp họ đỡ cô đơn.

Thức là nhà đồng sáng lập kiêm CEO của OhmniLab, anh quyết tâm phát triển lĩnh vực robot gia đình. Và Robot đầu tiên, Ohmni, được xây dựng để mang mọi người đến với nhau.

Omhni là một màn hình với một camera tích hợp ngồi trên đỉnh một trục cao, với một cơ sở bao gồm bệ phẳng và bánh xe để đi lại, dễ dàng mang đi và dễ sử dụng. Robot gia đình này có thể điều khiển từ xa 100%.

TheoNew York Times(tháng 1/2017), các nhà công nghệ đánh giá cao nhất khía cạnh xã hội mà robot Ohmni mang lại. Thực tế thì Ohmni đã cứu được một mạng sống.

Thức kể: khi thử nghiệm sơ bộ, một khách hang đã đặt ở San Diego đã đặt Ohmni trong nhà của mẹ anh ta. Trong một chuyến công tác, anh gọi cho mẹ, một người nhập cư Mexico không biết tiếng Anh bà mẹ anh không trả lời. Anh kích hoạt Ohmni và thấy mẹ nằm trên giường, gần như hôn mê. Anh liền gọi cả 911 và anh trai trong khi giữ liên lạc với mẹ thông qua robot và họ đã đưa bà đến bệnh viện trị kịp thời”.

Vũ Khánh

Anh Đủ