Trung Quốc xử lý những kẻ lừa đảo cộm cán vụ Ponzi
Quốc tế - Ngày đăng : 17:08, 20/09/2018
Vụ lừa đảo xoay quanh “đế chế” tài chính Trung Tấn với hơn 50 công ty con và 100 đối tác hợp tác. Kể từ khi được thành lập năm 2012, Trung Tấn đã dùng nhiều thủ đoạn để gạt lấy sự tin tưởng của nhà đầu tư, hứa hẹn đem lại lãi suất hai con số cho họ trong các dự án ngắn hạn.
Hoạt động lừa đảo của Trung Tấn bị phanh phui vào đầu năm 2016. Cảnh sát Thượng Hải vào thời điểm đó bắt giữ 21 nhân viên cấp điều hành có liên quan, bao gồm cả người sáng lập Hứa Cần.
Ngày 19.9, tòa án trung cấp số 2 thành phố Thượng Hải tuyên ông Hứa tù chung thân. Chín ngườikhác nhận mức án từ 9 - 12 năm tù giam.
Tờ Nhật báo Thượng Hải cho biết Hứa cùng những người kiacó hoạt động làm ăn không sinh lời, nên sử dụng nhiều hình thức quảng bá nhằm xây dựng hình ảnh giàu có và uy tính cho “đế chế” Trung Tấn.
Bằng những sản phẩm tài chính với lãi suất cực cao thu hồi trong thời gian ngắn, Trung Tấn lừa được 40 tỉnhân dân tệ (5,84 tỉUSD) từ nhà đầu tư. Phần lớn số tiền được chi cho việc xây dựng hình ảnh.
10 ngườibị tuyên án vẫn còn nợ hơn 12.000 nhà đầu tư hơn 4,8 tỉnhân dân tệ. Tài sản của họ cũng như của Trung Tấn đều bị tịch thu để trả nợ.
Ngoài 10 bị cáonêu trên, tòa Thượng Hải còn phạt Tập đoàn Đầu tư cổ phiếu Quốc Thái, một trong những đối tác lớn của Trung Tấn, số tiền 300 triệu nhân dân tệ.
Trung Quốc trong 2 năm qua đã rất nỗ lực giảm thiểu rủi ro trong ngành tài chính. Hoạt động tài chính ngầm (shadow banking) là đối tượng bị nhắm đến. Hiện đã có hàng trăm đơn vị hoạt động trong mảng này sụp đổ, tính cả ngừng hoạt động hoặc đang bị điều tra. Trung Tấn là một trong số này.
Cẩm Bình (theo Reuters, Shanghai Observer)