Một ngày làm việc sôi động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Liên Hợp Quốc

Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 10:27, 29/09/2018

Theo TTXVN, sáng 29.9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài, kết thúc chuyến tham gia phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 73 tại New York (Mỹ).

Trong thời gian một ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chương trình làm việc với 15 hoạt động: dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) khóa 73; có các cuộc gặp với Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, Tổng thư ký LHQvà nhiều cuộc tiếp xúc song phương quan trọng với 5 nguyên thủ và lãnh đạo các nước.

Thủ tướng cũng đã trao đổi, tọa đàm với các tập đoàn lớn của Mỹ; gặp gỡ bạn bè Mỹ, cán bộ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQvà đại diện cộng đồng người Việt Nam tại New York.

Phát biểu trước các nhà lãnh đạo 193 quốc gia tham dự phiên thảo luận cấp cao với chủ đề“Để LHQgắn bó với tất cả người dân: Lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm chung vì các xã hội hòa bình, công bằng và bền vững,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằngLHQđã thực sự trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết toàn cầu, nơi kết tinh các giá trị tiến bộ nhân văn và hiện thực hóa khát vọng vươn lên vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng.

Thủ tướng nhấn mạnhViệt Nam luôn nhất quán trong việc đề cao Hiến chương LHQ, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế trong giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình, trong đó có khu vực Biển Đông.

Thủ tướng cho rằngthế giới hiện đang phải đối mặt với những thách thức mới, rất to lớn. Tư duy cường quyền đề cao sức mạnh, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, sự gia tăng các biện pháp đơn phương tiếp tục là mối đe dọa đối với hòa bình, ổn định quốc tế.

Không một quốc gia nào, dù đó là các cường quốc giàu mạnh, có đủ sức giải quyết những thách thức to lớn đối với toàn cầu hiện nay, điều đó đòi hỏi sự nỗ lực, chung tay của mọi quốc gia trên hành tinh.Thủ tướng đề xuất vấn đề "trách nhiệm kép", mỗi quốc gia có thêm trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu, mỗi cá nhân có thêm vai trò công dân toàn cầu”.

Thủ tướng bày tỏ mong muốncác cường quốc, các nước phát triển hãy bằng hành động thiết thực, hãy là những tấm gương đi đầu trong gìn giữ hòa bình và phát triển, Đại hội đồng LHQhãy là trung tâm để các quốc gia, dân tộc hợp tác vì hòa bình, công bằng và phát triển bền vững.

Thủ tướng cho rằngLHQcần cải cách mạnh mẽ, toàn diện theo hướng nâng cao hiệu quả, dân chủ và minh bạch để thực hiện tốt vai trò không thể thay thế được trong lãnh đạo xử lý các thách thức toàn cầu.

LHQcần tăng cường hợp tác với các khu vực, trong đó có đẩy mạnh Cơ chế hợp tác thượng đỉnh LHQvà Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) theo hướngtăng nội hàm của LHQtrong ASEAN và làm đậm nét nội hàm ASEAN trong LHQ.

Nhân dịp này, Thủ tướng bày tỏ lời cảm ơn 53 nước châu Á-Thái Bình Dương đã nhất trí đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của nhóm vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQnhiệm kỳ 2020-2021 và cảm ơn sự ủng hộ rộng rãi của các nước khác dành cho Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị và mong muốn nhận được sự ủng hộ của tất cả các quốc gia thành viên. Thủ tướng nhấn mạnh“Việt Nam cam kết sẽ luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và LHQ”.

Bên lề phiên thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ Chủ tịch Đại hội đồng LHQMaria Fernanda Espinosa Garces và Tổng thư ký LHQAntonio Guterres; Chủ tịch Hội đồng nhà nước Cuba; Tổng thống các nước Croatia, Fiji, Saint Lucia; Thủ tướng Bulgaria… để trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với LHQvà quan hệ song phương với các nước.

Thủ tướng cũng đã tiếp Chủ tịch Quỹ Harbinger và ông Timothy Geithner - cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Chủ tịch Quỹ Warburg Pincus; gặp gỡ, tọa đàm với lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn, trong đó có các tập đoàn Top 500 Fortune của Mỹnhư GE, Walmart, Amazon, HSBC, Metlife, Medtronic, Gilead Sciences…Tại buổi tọa đàm, Thủ tướng kêu gọi các “sếu lớn” Mỹhãy đầu tư vào Việt Nam, Thủ tướng bày tỏ mong muốn các nhà đầu tư chia sẻ về phương thức và những gì chính phủ Việt Nam có thể làm để Cách mạng công nghiệp lần thứ 4thực sự đem lại lợi ích và khả năng tạo ra bước phát triển đột phá cho Việt Nam hơn là bị đe dọa về mất việc làm và nguy cơ bị tụt lại phía sau…

Thủ tướng khẳng địnhViệt Nam luôn mở cửa đón chào và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thành công.

Chuyến tham dự phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 73 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khẳng định vai trò và cam kết của Việt Nam cùng các thành viên khác của LHQchung tay giải quyết các thách thức toàn cầu; nhấn mạnh thông điệp, tăng cường đối tác toàn cầu vì một thế giới hòa bình, công bằng và phát triển bền vững cho mọi người dân.

Theo Vietnam+

Vietnam+