9X Việt kiếm 500 triệu/tháng nhờ biến nội thất mới thành cũ

Chân dung và đối thoại - Ngày đăng : 16:40, 27/10/2015

Đồ nội thất theo xu hướng hoài cổ không còn là điều xa lạ ở các nước phương Tây. Tuy nhiên, ở Việt Nam, xu hướng nội thất này còn khá mới mẻ. Nắm bắt được triển vọng của thị trường này, chàng trai 9X Chu Tuấn Tùng (Bắc Ninh) đã lập xưởng chế tác nội thất hoài cổ, thu về 5-6 tỷ đồng mỗi năm.

Vốn là người có đam mê kinh doanh, chàng trai sinh năm 1990 Chu Tuấn Tùng không ngại bươn chải qua nhiều công việc như bảo vệ, buôn quần áo …suốt thời sinh viên. Kinh doanh sớm vừa là để thỏa mãn đam mê, vừa để Tùng học hỏi thêm kinh nghiệm thương trường.
9X Viet kiem 500 trieu/thang nho bien noi that moi thanh cu
Ổng chủ 9X Chu Tuấn Tùng
Năm 2013, khi đang học năm cuối trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Tùng chấm dứt việc buôn quần áo và bắt đầu mở xưởng chế tác nội thất ngay tại Trường Chinh (Đống Đa – Hà Nội).
Số vốn khởi điểm của Tùng lúc đó chỉ vẻn vẹn 10 triệu đồng. Đây là tiền anh chàng tích cóp trong thời gian làm thêm của mình.
Cơ duyên khiến chàng trai này chọn kinh doanh trong lĩnh vực nội thất bởi những lần sang Trung Quốc lấy hàng buôn quần áo, Tùng được tham quan rất nhiều mặt hàng này và bị thu hút ngay lập tức.
Tùng còn nhớ như in những sản phẩm được làm từ ống nước rất tinh tế, sang trọng, lại nhỏ gọn. Cảm thấy hấp dẫn, Tùng nuôi ý định mở xưởng chế tác ngay tại Hà Nội.
Khi mới mở ra, xưởng của Tùng chỉ có 2 người và 2 máy móc hỗ trợ chính: một máy cắt và một máy hàn. Thời điểm đó, Tùng chỉ sản xuất nội thất qua các đơn đặt hàng là chính.
Nhận thấy việc chế tác nội thất còn thừa rất nhiều mảnh gỗ, mảnh ống nước lãng phí nên ý tưởng làm đồ nội thất hoài cổ nảy sinh và Tùng đã chú ý tới hướng đi này.
9X Viet kiem 500 trieu/thang nho bien noi that moi thanh cu
Xưởng sản xuất nội thất của Tùng tại Trường Chinh (Đống Đa - Hà Nội)
Tùng cho hay, những sản phẩm này được làm từ nguyên liệu mới hoàn toàn, người thợ dùng mọi cách, cả trí tưởng tượng lẫn tay nghề để chế tác sao cho trông càng cũ kĩ, càng mang dấu ấn thời gian càng tốt. Tuy nhiên, điều cốt yếu là loại sản phẩm này vừa cổ về hình thức nhưng lại bền bỉ về chất lượng.

“Mình phải chế tác làm sao để khi khách hàng sờ vào sản phẩm sẽ có cảm giác như đang chạm, đang ngửi những đồ vật cũ. Như vậy, nếu không luôn luôn sáng tạo và có trí tưởng tượng phong phú cùng tay nghề khéo léo thì sẽ rất nhàm chán và không có được sự đa dạng sản phẩm” – Tùng cho hay.

Cơ sở của Tùng sản xuất khá đa dạng, từ bàn, ghế, giường để sử dụng cho đến các đồ nội thất hoài cổ để trang trí khác như đồng hồ, giá sách, đèn ngủ, kệ để đồ...

Theo Tùng, khi xử lý đồ mới thành đồ cũ, thợ của anh phải xử lý bằng nhiều thủ pháp như làm mòn, làm nứt, tạo bề mặt xù xì… để đồ vật trông có vẻ cũ kĩ. Những sản phẩm này phải chi tiết nên giá bán cũng không hề rẻ và không có giá cố định.

Mỗi tháng, xưởng sản xuất mang lại cho Tùng khoản thu nhập 500 - 600 triệu đồng. Từ một người thợ ban đầu, hiện nay Tùng đã tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động. Những sản phẩm của chàng trai trẻ này ngày càng được tìm mua nhiều hơn.

Dưới đây là một số hình ảnh về sản phẩm của Tùng:
9X Viet kiem 500 trieu/thang nho bien noi that moi thanh cu
Đồng hồ, đèn phong cách cổ xưa
9X Viet kiem 500 trieu/thang nho bien noi that moi thanh cu
Góc quán nội thất hoài cổ
9X Viet kiem 500 trieu/thang nho bien noi that moi thanh cu
Đèn chùm phong cách cũ kĩ từ gỗ
9X Viet kiem 500 trieu/thang nho bien noi that moi thanh cu
Một nhánh cây tùng giả cổ cao 5m
9X Viet kiem 500 trieu/thang nho bien noi that moi thanh cu
"Góc sáng tạo" của những người thợ trong xưởng
Hoàng Long