Bộ Y tế đề xuất bỏ phân tuyến bệnh viện theo đơn vị hành chính
Sự kiện - Ngày đăng : 16:48, 30/10/2018
Từ trước đến nay, quy định phân tuyến được phân chia theo đơn vị quản lý hành chính gồm: tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã. Trong khi đó, dù việc phân tuyến kỹ thuật được thực hiện theo Thông tư 43/2013/TT-BYT,còn phân hạng bệnh viện được thực hiện theo Thông tư 23/2005/TT-BYT, nhưng cũng dựa theo phân tuyến các cơ sở y tế như trên.
Những bất cập trong phân tuyến, phân hạng...
Tại buổi hội thảo Góp ý xây dựng thông tư phân tuyến chuyên môn kỹ thuật cơ sở khám, chữa bệnhtổ chức ngày30.10 tại TP.HCM ông Nguyễn Trọng Khoa - Cục phó Cục quản lý khám chữa bệnh ( Bộ Y tế) cho rằng việc phân tuyến kỹ thuật như hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập.
“Sự bất cập này thể hiện ở chỗ nhiều bệnh viện tuyến huyện có năng lực, kỹ thuật cao, thực hiện nhiều kỹ thuật vượt tuyến nhưng không được xếp ở mức cao hơn. Đặc biệt, các bệnh viện tuyến tỉnh, nhất là các bệnh viện chuyên khoa có nơi năng lực kỹ thuật còn thấp hơn các bệnh viện tuyến huyện nhưng vẫn là nơi bệnh viện tuyến huyện chuyển bệnh nhân lên. Đó là chưa kể hiện đang cho phép thông tuyến khám, chữa bệnh ở tuyến huyện đang làm giảm bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các trạm y tế”, ông Khoa cho biết.
Ông Khoa cũng cho rằng cách phân hạng bệnh viện cũng chưa đánh giá sát với năng lực của bệnh viện. Bên cạnh đó, ôngcòn chỉ ra những tồn tại trong cách phân hạng bệnh viện hiện nay là phân hạng theo một nội dung tiêu chí đánh giá và xếp mức chung cho tất cả các tuyến kỹ thuật bệnh viện. Điều này là không phù hợp, vì mỗi tuyến bệnh viện có chức năng và phân tuyến kỹ thuật khác nhau.
Việc phân hạng bệnh viện để làm căn cứ xác định mức giá khám bệnh, ngày, giường điều trị... cũng không hợp lý, thiếu sự công bằng với các bệnh viện tuyến cao hơn,thực hiện những kỹ thuật cao, hơn nhưng ở hạng thấp hơn.
Bỏ phân tuyến theo đơn vị quản lý hành chính
Từ những bất cập, lỏng lẻo, không công bằng trên Bộ Y tế cho rằng đã đến lúc phải thay đổi cách phân tuyến, phân hạng, phân tuyến kỹ thuật.
Việc phân tuyến khám, chữa bệnh phải là cơ sở để chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, xác định về chuyển tuyến. Trong mỗi tuyến sẽ dựa vào năng lực kỹ thuật và chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh để xếp các bệnh viện trong mỗi tuyến thành nhiều mức khác nhau.
Theo đó, Bộ Y tế đã đưa ra phương án phân tuyến các cơ sở khám, chữa bệnh thành 3 tuyến với các mức độ và nhiệm vụ khác nhau.Trong đó tuyến 1chính là những cơ sở y tế khám chữa bệnh ban đầu, điều trị ngoại trú.Tuyến 2 là những cơ sở y tế điều trị đa khoa, được chia làm 2 mức là đa khoa cơ bản và đa khoa nâng cao. Các mức được xác định dựa trên số lượng chuyên khoa của bệnh viện.
Tuyến 3, cũng là tuyến cuối cùng,là tuyến điều trị chuyên khoa, chuyên sâu được chialàm 3 mức: chuyên khoa, chuyên khoa kỹ thuật cao và chuyên khoa kỹ thuật sâu.
Như vậy, dựa vào đâu để xếp các cơ sở y tế vào tuyến 1, tuyến 2 và tuyến 3? Ông Nguyễn Trọng Khoa cho biết với chức năng đã nêu thì các trạm y tế, các loại hình phòng khám công - tư không có điều trị nội trú sẽ xếp vào tuyến 1.Tuyến 2 sẽ có 2 mức, đó là những bệnh viện đa khoa cơ bản (các bệnh viện quận - huyện, bệnh viện tư nhân có chuyên khoa nội, ngoại, sản nhi..) và bệnh viện đa khoa nâng cao (các bệnh viện quận - huyện, bệnh viện đa khoa tỉnh).Cuối cùng là tuyến 3, với 3 mức gồm: bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện chuyên khoa kỹ thuật cao, bệnh viện chuyên khoa và là nơi đào tạo của các trường đại học.
Bộ Y tế tin tưởng với cách phân tuyến, phân hạng, phân tuyến kỹ thuật như trên sẽ góp phần giải quyết những bật cập trên, đồng thời đảm bảo tính công bằng, nhất là có thể áp dụng thống nhất chung cho các cơ sở y tế công lập và từ nhân.
Hồ Quang
Theo Bộ Y tế, hiện nay cả nước có 1451 cơ sở y tế được phân tuyến, phân hạng cũng như chưa được phân tuyến và phân hạng.Trong đó, tuyến trung ương có 4 bệnh viện hạng đặc biệt,hạng 1 có 32 bệnh viện, hạng 2 có 3 bệnh viện.Tuyến tỉnh có 78 bệnh viện hạng 1, hạng 2 có 239 bệnh viện, hạng 3 có 158 bệnh viện, hạng 4 và chưa phân hạng có 17 bệnh. Tuyến huyện có 1 bệnh viện hạng 1, hạng 2 có 94 bệnh viện, hạng 3 có 493 bệnh viện, hạng 4 và chưa phân hạng có 41 bệnh viện.
Ngoài racòn có 72 bệnh viện ngành.Trong đó, có 8 bệnh viện hạng 1,19 bệnh viện hạng 2và30 bệnh viện hạng 3. Riêng bệnh viện ngoài công lập có 219 bệnh viện nhưng chưa được phân hạng.