Môi trường kinh doanh tăng điểm nhưng tụt hạng
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 06:27, 04/11/2018
Bỏ phiếu tín nhiệm là dịp nhìn nhận lại mình
Chiều 3. 11, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10.2018, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, các thành viên Chính phủ đều thống nhất với ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc là việc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm là dịp để Chính phủ và từng thành viên nghiêm túc đánh giá, nhìn nhận lại mình, lắng nghe các ý kiến, tập trung khắc phục những hạn chế, tồn tại.
Cùng với đó là phát huy kết quả đạt được, chỉ đạo khẩn trương giải quyết những vấn đề mà các vị đại biểu Quốc hội chất vấn, đồng bào, cử tri cả nước quan tâm.
“Điều quan trọng với Chính phủ là như 5 ngón tay trên 1 bàn tay (có ngón dài, ngón ngắn), song cần chụm lại, đoàn kết, thống nhất để phát triển đất nước trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn”, Thủ tướng nói.
Môi trường kinh doanh tụt hạng
Theo đó, Chính phủ thống nhất đánh giá,tình hìnhkinh tế - xã hộitháng 10 và 10 tháng tiếp tụcphát triểntích cực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ; CPI tháng 10.2018 chỉ tăng 0,33% so với tháng trước. CPI bình quân 10 tháng năm 2018 tăng 3,6% (trong mức kiểm soát).
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 10 tháng ước đạt 200,2 tỉ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 16,8%, cao hơn mức tăng 13,2% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô). Trong 10 tháng tiếp tục xuất siêu 6,4 tỉ USD.
Trong 10 tháng, vốn FDI thực hiện ước đạt 15,1 tỉ USD, tăng 6,3%. Cả nước có gần 110.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.116 nghìn tỉ đồng, tăng 4,3% về số doanh nghiệp và tăng 9,2% về số vốn. Còn có gần 28.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 22,7% so với cùng kỳ.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng trưởng, 10 tháng năm 2018 tăng 10,4% cao hơn so với cùng kỳ năm trước (9,6%). Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI tăng từ 51,5 điểm tháng 9 lên 53,9 điểm vào tháng 10.
Tuy nhiên, theo xếp hạng của WB và WEF, môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Việt Nam tuy tăng điểm nhưng lại tụt hạng nhẹ. Điều này cho thấy năng lực đổi mới sáng tạo, mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam hạn chế, đây là khâu cần dồn sức chỉ đạo.
Một số mặt hàng nông sản vẫn còn giá thấp, xuất khẩu nông sản tăng về số lượng nhưng giá giảm dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm như điều, cao su, hạt tiêu. Còn nhiều vấn đề cần lưu tâm như dịch tả lợn châu Phi. Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý tình trạng bản quyền giống khi Việt Nam có nhiều giống cây trồng quý nhưng đã rơi vào tay nước khác.
Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm, vận chuyển trái phép hàng hóa còn diễn biến rất phức tạp. Tình hình trật tự an toàn xã hội, tội phạm ma túy, hoạt động xã hội đen, tín dụng đen, bảo kê, cướp giật vẫn xảy ra ở một số địa phương.
Về tình hình và nhiệm vụ thời gian tới,Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không lơ là, chủ quan với thành tích đạt được vừa qua; kiên định với các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; có đối sách phù hợp, kịp thời không để bị động, bất ngờ.
Chính phủ cũng yêu cầu đẩy mạnh đấu tranh, kiên quyết xử lý, ngăn chặn, xử lý nghiêm các loại tội phạm (ma túy, giết người, cướp giật, băng nhóm xã hội đen, tín dụng đen…).
Công bố lộ trình áp dụng sách giáo khoa mới
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, trên cơ sở tổng kết, đánh giá, nghiêm túc rút kinh nghiệm công tác tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia các năm trước, nhất là năm 2018, kỳ thi năm 2019 cơ bản giữổn định như đã tổ chức trong các năm 2017, 2018 để không ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của giáo viên, học sinh cũng như xã hội...
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện phương án tổ chức kỳ thi, phát huy các ưu điểm và khắc phục các bất cập, tồn tại.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về thời điểm áp dụng chương trình sách giáo khoa mới,Thứ trưởng Bộ Giáo dụcNguyễn Hữu Độ cho hay, Chính phủ kết luận theo hướng thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 51 của Quốc hội.
Cụ thể, thời gian thực hiện chương trình mới là chậm nhất vào 2020-2021 đối với cấp đầu tiên tiểu học; 2021-2022 đối với cấp đầu tiên THCS; 2022-2023 đối với cấp đầu tiên của THPT.
Về định hướng kỳ thi THPT quốc gia 2019, Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục khắc phục hạn chế, khuyết điểm của kỳ thi THPT năm học vừa qua. Về phía Bộ đã trình phương án lên Chính phủ theo tinh thần kỳ thi năm 2019 giảm áp lực, khó khăn với thí sinh nhưng đảm bảo độ tin cậy, đánh giá đúng chất lượng.
Theo ông Độ, kỳ thi THPT quốc gia sẽ làm căn cứ xét tốt nghiệp của thí sinh và đánh giá năng lực của học sinh sau 12 năm phổ thông. Kết quả này cũng là cơ sở xét tuyển đại học, tuy nhiên sẽ trên tinh thần tự chủ, do các trường quyết định.
Ông Độ nói vừa qua, trước Quốc hội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu ba nhóm giải pháp cho kỳ thi THPT 2019, gồm: Ra đề phù hợp, phân hóahọc sinh, đánh giá đúng năng lực; chuẩn hóangân hàng đề thi và xây dựng phần mềm tốt hơn; lập hàng rào kỹ thuật trong coi thi, chấm thi, giáo viên giữa các tỉnh chấm chéo.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, về thời điểm áp dụng chương trình sách giáo khoa mới,Bộ Giáo dục cần làm đúng nghị quyết của Quốc hội. Bộ chủ động trong tổ chức, Thủ tướng không quyết làm trước hay làm sau, tránh đẩy việc lên Thủ tướng.
Lam Thanh