Tiếp nhận, trưng bày bộ sưu tập 'Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn'
Văn hóa - Ngày đăng : 17:28, 23/11/2018
>>Tranh của họa sĩ trường Mỹ thuật Đông Dương Lê Thị Lựu ‘hồi cố hương’
Sáng ngày 23.11, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM tổ chức lễ tiếp nhận và khai mạc triển lãm bộ sưu tập tranh “Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn” nhằm giới thiệu đến công chúng những tác phẩm hội họa đặc sắc của nữ họa sĩ Lê Thị Lựu (1911-1988) – người đầu tiên của Việt Nam tốt nghiệp thủ khoa khóa 3 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1927-1932).
Bà Nguyễn Kim Phiến-PGĐ Bảo tàng Mỹ TP.HCM phát biểu khai mạc
Họa sĩ Lê Thị Lựu từ năm 1940 đã theo chồng sang định cư tại Pháp. Vì vậy hầu như những tác phẩm của bà đều được lưu giữ ở nước này. Năm 2018, ông Lê Tất Luyện và bà Thụy Khuê quyết định đưa toàn bộ các tác phẩm thuộc bộ sưu tập tranh Lê Thị Lựu do ông bà lưu giữ để tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã may mắn được chọn làm nơi bảo quản trưng bày bộ sưu tập gồm 29 tác phẩm và nhiều tư liệu quý giá về cuộc đời của nữ họa sĩ Lê Thị Lựu.
Triển lãm thu hút sự quan tâm của công chúng
Bộ sưu tập trao tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM gồm 18 bức tranh lụa, sơn dầu và 2 bản sao chụp tác phẩm của họa sĩ Lê Thị Lựu do ông Ngô Thế Tân, chồng họa sĩ Lê Thị Lựu trao cho ông bà Lê Tất Luyện giữ từ ngày 8.5.1994, cùng nhiều tư liệu hình ảnh, bản thảo thơ, bút tích của nữ họa sĩ. Ngoài ra, có 9 tác phẩm lụa, sơn dầu (8 tác phẩm do họa sĩ Lê Thị Lựu sáng tác và 1 tác phẩm do ông Ngô Thế Tân sáng tác) thuộc sưu tập riêng của ông bà Lê Tất Luyện cũng được ông bà tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.
Bà Thụy Khuê trao tặng tác phẩm của họa sĩ Lê Thị Lựu cho đại diện Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM
Toàn bộ số hiện vật này được ông bà Lê Tất Luyện-Thụy Khuê trao cho đại diện Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM vào ngày 6.6.2018, tại thủ đô Paris ngày 19.10.2018 sau đó được chuyển về TP.HCM để giới thiệu với công chúng.
Nữ họa sĩ Lê Thị Lựu
Hội đồng Khoa học mở rộng của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhận định định đây là bộ sưu tập độc nhất không chỉ về số lượng, tập trung ở một họa sĩ Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, mà còn là bộ sưu tập có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật và kinh tế, nếu như không muốn nói là vô giá.
Đại diện Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM traotặng Giấy chứng nhận hiến tặng tác phẩm mỹ thuật cho bà Thụy Khuê
Đặc biệt có một số tác phẩm thuộc hàng đẳng cấp tạo được dấu ấn quan trọng trong nền hội họa Việt Nam trong mối quan hệ với hội họa thế giới. Những bức tranh này không chỉ vô giá ở ý nghĩa là chứng nhân của một giai đoạn phát triển lịch sử mỹ thuật Việt Nam mà còn rất đắt giá với thị trường tranh quốc tế hiện tại.
Một số tranh tư liệu củahọa sĩLê Thị Lựu
Tiểu Vũ