Chỉ có 50% bệnh nhân đột quỵ ở Việt Nam được cứu sống

Thông tin Y học - Ngày đăng : 16:41, 04/12/2018

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200.000 bệnh nhân bị đột quỵ nhưng chỉ cứu sống được khoảng 50%. Đây là tỷ lệ cứu sống bệnh nhân đột qụy quá thấp so với nhiều quốc gia trên thế giới.

Chia sẻ tại lễ ra mắt trạm cấp cứu vệ tinh 115 thứ 26 của TP.HCM đặt tại Bệnh viện Quốc tế City hôm 4.12, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng người dân TP đang dầntin tưởng vào hệ thống cấp cứu 115 của TP.Mới đây, thành phốthí điểm thêm mô hình cấp cứu bằng xe máy 2 bánh và bước đầu đã được người dân đánh giá cao, vì sự tiện lợi và có mặt kịp thời trong các trường hợp cấp cứu, nhất là tai biến, đột quỵ...

Do đó, trong thời gian tới mô hình cấp cứu bằng xe máy 2 bánh sẽ được thành phốmở rộng thêm ở một số quận, huyện khác nhằm đáp ứng nhu cầu nhanh và kịp thời trong các trường hợp cấp cứu.

Theo PGS.TS.BS Thượng,việc có thêm cứu vệ tinh 115 Bệnh viện Quốc tế City sẽ giải quyết được nhu cầu cấp cứu kịp thời cho người dân trên địa bàn quận Bình Tân và cửa ngõphía Tây thành phố - nơi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuấtnên nhu cầu cấp cứu ở đây là rất lớn.

BS Thượng đánh giá cao Bệnh viện Quốc tế City vừa có Trạm cấp cứu vệ tinh 115, vừa là thành viên của Trung tâm đột quỵ SIS nên có thể tiếp nhận và xử trí tất cả các trường hợp đột quỵ do nhồi máu não cấp, xuất huyết não; các trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, các bệnh lý mạch máu tứ chi và thân tạng cấp tính và bệnh lý tim mạch khác. Đây là điều kiện rất lý tưởng trong việc cấp cứu bệnh nhân, giúp cứu chữa kịp thời những trường hợp đột quỵ.

“Hiện nay, Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm nhưng chỉ cứu chữa được thành công được 50% trường hợp, còn lại phải tử vong. Đây là một tỷ lệ cứu sống bệnh nhân bị đột quỵ rất thấp so với nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này là do việc cấp cứu chậm trễ khiến bệnh nhân mất đi “ thời gian vàng”. Nếu có thêm nhiều những trạmcấp cứu vệ tinh, trung tâm đột quỵ và đa dạng hóa nhiều hình thức cấp cứu... sẽ giúp bệnh nhân được cấp cứu kịp thời hơn, tỷ lệ cứu sống bệnh nhân cấp cứu nói chung và bệnh nhân bị đột quỵ nói riêng sẽ tăng cao”, BSThượng chia sẻ.

Đề cập đến vấn đề này, TS.BS Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh và mạch máu não TP.HCM cho biết hiện nay thời gian cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ ở TP.HCM thường vượt “thời gian vàng” . Ngay cả những bệnh nhân bị đột quỵ ở trung tâm thành phốmà đưa đến bệnh viện cũng đã qua “thời gian vàng”.

“Tôi từng tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não, đưa từ một khách sạn ở trung tâm quận 1 đến Bệnh viện Nhân Dân 115 mất hơn 6 tiếng đồng hồ do đường kẹt xe và nhiều lý do khách quan khác khiến cho bệnh nhân qua mất “thời gian vàng” trong việc điều trị căn bệnh này”, ông Cường nói.

Theo ông Cường, “thời gian vàng” của bệnh nhân đột quỵ chỉ là 4,5 giờ trở lại sau khi phát hiện có biểu hiện đột quỵ. Đối với bệnh nhân đột quỵ, cứ 1 phút trôi qua sẽ mất đi hơn 2 triệu tế bào thần kinh. Trong khi đó, hiện nay lượng bệnh nhân đột quỵ mà các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM tiếp nhận mỗi năm là khá lớn, lên đến hơn 60.000 trường hợp.

Sự quá tải bệnh nhân đột quỵ cộng với áp lực thời gian để điều trị bệnh đột quỵ nên việc mở rộng các trạm cấp cứu vệ tinh 115 cũng như thành lập các trung tâm đột quỵ trên địa bàn TP.HCM vào lúc này là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp giảm áp lực cho các bệnh viện trong việc điều trị bệnh nhân đột quỵ cũng như tăng tỷ lệ sống cho những bệnh nhân này.

Hồ Quang

Hồ Quang