Lý và tình từ việc thi hành bản án tranh chấp ngôi nhà ở Sóc Trăng
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 09:09, 12/12/2018
Ngày 11.12, ông Lê Trọng Nguyên, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Sóc Trăng, cho biết chiều 12.12chấp hành viên sẽ phối hợp với cơ quan chức năng cưỡng chế căn nhà số 18 Đồng Khởi (TP.Sóc Trăng), buộc bà Dương Thị Thê (80 tuổi) và những người liên quan giao tài sản này cho bà Dương Kim Nga (62 tuổi, ở Hà Lan). Người được bà Nga ủy quyền nhận tài sản là bà Nguyễn Thị Bạch Vân (60 tuổi, ngụ TP.HCM).
Theo nội dung 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm của TAND tỉnh Sóc Trăng với TAND cấp cao tại TP.HCM (cùng xử năm 2015) thì căn nhà số 18 Đồng Khởi (gọi tắt là nhà số 18, diện tích 106,47m2) nằm trong chợ Sóc Trăng có nguồn gốc từ cha - mẹ bà Nga là ông Dương Thành Ngọc và bà Lý Thị Liễu. Sau khi bà Liễu qua đời năm 1971 thì ông Ngọc sống như vợ chồng với bà Nguyễn Thị Lan.
Tháng 3.1986, ông Ngọc lập tờ chúc ngôn ủy quyền cho vợ căn nhà nêu trên. Năm 1992, ông Ngọc qua đời nên cháu bà Lan là Nguyễn Thị Nho đưa cụ bà này về Bạc Liêu và gửi giấy tờ nhà đất cho bà Dương Thị Nhi (cháu ông Ngọc) cất giữ.
Ngày 13.3.2001, bà Lan lập "Biên bản về việc ghi nhận hợp đồng cho tặng chúc ngôn nhà và đất cho cháu" có nội dung cho bà Thê quản lý, sử dụng căn nhà số 18 và đất để thờ cúng ông bà. Năm 2002, bà Lan được UBND tỉnh Sóc Trăng cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và đất ở hợp pháp.
Tháng 6.2018, bà Nga về Sóc Trăng yêu cầu bà Thê giao lại nhà nhưng không được. Từ đó, nữ Việt kiều Hà Lan ủy quyền cho bà Vân kiện bà Thê để đòi lại tài sản.
Căn nhà sắp bị cưỡng chế- Ảnh: Hàm Yên
Hai cấp tòa cho rằng căn nhà số 18 tạo lập trong thời kỳ quan hệ hôn nhân của chamẹ bà Nga. Do đó, việc ông Ngọc lập tờ chúc ngôn ủy quyền cho bà Lan căn nhà số 18 không phù hợp vì tài sản này do ông Ngọc với bà Liễu tạo lập.
Tòa cũng cho rằng thời điểm bà Lan lập "biên bản về việc ghi nhận hợp đồng cho tặng chúc ngôn nhà và đất cho cháu" thì bà này chưa được công nhận là chủ sở hữu nhà, đất tại số 18 Đồng Khởi. Từ đó, TAND cấp cao tại TP.HCM đã tuyên y án sơ thẩm, chấp nhận việc khởi kiện đòi lại nhà của bà Nga.
Dù bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật 3 năm nhưng cụ Thê với rể và con gái nhất quyết không giao tài sản. Theo cụ Thê, nhà số 18 là của vợ chồng ông Ngọc - bà Lan. Khi ông Ngọc qua đời, bà Lan ở một mình nên bà và con gái Dương Cẩm Lê về nhà này ở để chăm sóc bà Lan.
Năm 2000, bà Lan làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà, đất từ chồng là ông Ngọc (sau đó được UBND tỉnh Sóc Trăng cấp giấy). Do tuổi cao, bà Lan muốn tiếp tục gìn giữ tài sản sau khi qua đời nên đã làm giấy tặng nhà, đất số 18 Đồng Khởi cho bà Thê.
"Bà Nga không phải là người có quyền sở hữu tài sản này. Nếu tính từ ngày bà Liễu chết (2.12.1971) đến lúc ông Ngọc lập chúc ngôn (22.3.1986) để ủy quyền toàn bộ tài sản cho bàLan, thì thời hiệu chia thừa kế của bà Liễu không còn. Còn tôi là người đã sở hữu, gìn giữ căn nhà này gần 30 năm qua, từ khi được bàLan cho tặng thì lại bị đuổi đi", cụ Thê nói trong nước mắt.
Theo bà Thê, bà Nga rời bỏ quê hương để đi nước ngoài định cư. Còn bàlà cán bộ cách mạng, từng bị địch bắt tù đàyvà quyết gìn giữ căn nhà số 18 để thờ cúng ông bà. Những năm túng thiếu mà nhà dộtcột xiêu, bà với con gái đi vay tiền nóng để sửa chữa, sinh sống ổn định đến nay. Vì vậy, bà Thê khẳng định sẽ không giao nhà và tiếp tục khiếu nại.
Ý kiến ông Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Chuyện là mời bà Nga về làm việc, đối thoại nhưng Chi cục Thi hành án dân sự tỉnh Sóc Trăng chưa làm- Ảnh: Hàm Yên
Hơn 1 tháng trước, UBND tỉnh tổ chức họp bàn về việc thi hành án căn nhà số 18. Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Chuyệnkết luận: "Giao Cục THADS tỉnh mời bà Nga và đại diện ủy quyền là bà Vân để trao đổi, giải quyết nội dung khiếu nại... Phối hợp chính quyền địa phương xem xét giải quyết yêu cầu của bà Thê".
Đây là chỉ đạo đúng đắn, vì nguyện vọng của bà Thê là có cơ sở và cần giải quyết thấu đáo trước khi thi hành án. Trao đổi với phóng viên, ông Lê Trọng Nguyên cho biết lý do không mời bà Nga đến trao đổi theo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh vì nguyên đơn này ở nước ngoài.
"Muốn mời người ở nước ngoài thì phải làm thủ tục ủy thác tư pháp, mất thời gian 6 tháng. Tôi đâu phải tòa án mà triệu tập đương sự, mà triệu tập lúc này thì người ta nói tôi cố tình kéo dài thi hành án thì sao", ông Nguyên nói.
Hàm Yên