Những kẻ thù giấu mặt, 'ăn mòn' hôn nhân của bạn
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 16:06, 20/12/2018
Các nghiên cứu, điều tra cho thấy, nhữngnguyên nhân dưới đâyđe dọa hạnh phúc của các cặp vợ chồng.
Kinh tế
Đã qua từ rất lâu rồi cái thời “một túp lều tranh hai trái tim vàng”. Xã hội ngày nay đòi hỏi các cặp vợ chồng một khi đã kết hôn cần phải có khả năng nhất định về kinh tế, để có thể lo cho gia đình nhỏ của họ, và cho cuộc sống của những đứa con sắp chào đời.
Có vẻ như tiêu chuẩn hạnh phúc của các gia đình cũng không còn dừng ở “cơm đủ ăn, áo đủ mặc”, mà cao hơn nữa là mặc đẹp và tháng ít nhất một lần ra ngoài hò hẹn với nhau để duy trì sự lãng mạn trong mối quan hệ vợ chồng.
Mọi nhu cầu của cuộc sống đều cần đến ngân sách, cho nên sẽ rất dễ xảy ra xung đột nếu kết hôn và sinh con rồi mà vợ chồng vẫn rơi vào cảm giác thiếu thốn, làm quần quật mà không đủ chi trả cho cuộc sống hàng ngày.
Quá khứ
Nếu một trong hai bạn vẫn luôn so sánh mối quan hệ mới của mình với chuyện yêu đương cũ, tình cảm sẽ không tốt chút nào. Học hỏi từ những sai lầm của chuyện quá khứ là điều tốt nhưng coi nó như khuôn mẫu cho mọi mối quan hệ khác lại chẳng mang lại điều hay. Những thứ bạn có bây giờ khác với bất cứ gì bạn có trước đó, vì thể hãy để quá khứ được ngủ yên. Tương tự như vậy, lôi quá khứ vào cuộc sống hiện tại cũng sẽ phá vỡ quan hệ của bạn.
Những 'cây si'dai dẳng
Một cặp tất nhiên là chỉ có hai người. Thêm một người thứ ba vào sẽ khiến mọi chuyện rắc rối hơn nhiều. Khi có người cố tình theo đuổi bạn hay "nửa kia" của bạn, cảm giác thiếu tin cậy, nghi ngờ rất dễ nảy sinh trong mối quan hệ và làm nó rạn nứt. Ảnh hưởng của điều này còn lớn hơn nếu "kẻ phá bĩnh" lại là người tình cũ của bạn.
Khi rơi vào trường hợp này, bạn hãy cố gắng giải quyết nó càng nhanh càng tốt. Nếu có một người ngưỡng mộ mình, bạn hãy tỏ thái độ dứt khoát cho họ hiểu rằng bạn không quan tâm đến họ. Việc duy trì thái độ thân thiện với người ấy có thể làm cho họ hy vọng, cố bám riết hơn và quấy rầy mối quan hệ hiện giờ.
Quá lệ thuộc hay quá độc lập
Duy trì sự cân bằng giữa sự độc lập và phụ thuộc là một nghệ thuật đòi hỏi người ta phải rất khéo léo. Nếu bị người khác quản lý quá nhiều, bạn sẽ cảm thấy ngột ngạt. Khi ấy bạn sẽ muốn có một không gian riêng của mình và phẫn nộ người kia vì đã lấy mất sự tự do của bạn.
Ngược lại, khi bạn quá độc lập lại có thể làm cho "nửa kia" cảm thấy cô đơn. Khi một người chỉ say mê công việc hay bất cứ thứ gì khác mà chẳng dành thời gian cho "một nửa" của mình thì làm sao mối quan hệ tốt đẹp được.
Không chung thủy
Phản bội là thứ giết chết mối quan hệ tàn bạo nhất và phần lớn các cặp đều khó có hạnh phúc trọn vẹn nếu được "nó" ghé thăm. Có thể sau chuyện đó, hai người vẫn chung sống với nhau nhưng cảm giác nguội lạnh và mất niềm tin của một người với "nửa kia" đã xuất hiện và làm cuộc sống của các bạn nặng nề.
Khác biệt về lối sống
Trước khi chung sống, vợ - chồng là hai cá thể riêng biệt, trưởng thành trong môi trường khác nhau, được giáo dục khác nhau và thừa hưởng những lối sống cũng khác nhau.
Điều duy nhất gắn kết họ với nhau thưởban đầu là tình yêu và những đam mê. Một khi đã kết hôn, giai đoạn “hormone tình yêu sục sôi” qua đi, đam mê lắng xuống, nếu không khéo thích nghi, vợ chồng rất dễ rơi vào cảnh chán ngấy nhau vì người này không chịu nổi cách sống của người kia, hôn nhân trở thành sự khó chịu đeo bám khiến một trong hai hoặc cả hai muốn thoát ra ngoài.
An Hoa (t/h)