Nữ sinh bị xe buýt cán chết sau va chạm ô tô ở Hà Nội: Có nên rải tiền lẻ ra đường?
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 22:38, 27/12/2018
Xem thêm:Clip chồng dừng ô tô đánh vợ đến hoảng loạn, kẻ bệnh hoạn vờ an ủi để sàm sỡ
5 nam nữ thanh niên ở Hà Nội đi taxi không trả tiền còn đánh tài xế bầm mặt
Sự thật vụ giang hồ bắt quả tang bạn gái 9x và trai trẻ 2k 'mây mưa' trong phòng
Clip hơn 30 thanh niên cầm hung khí hỗn chiến với đối thủ ở TP.HCM
Bị truy lùng, biker chạy mô tô chặn đầu xe chở người già đi cấp cứu phân trần
Xe buýt cán chết nữ sinh viênĐại học Quốc gia Hà Nộité ra đường sau va chạm vớiô tô
Chạy xe máy biển số 19P-25426 trên đường Xuân Thủy (Hà Nội) lúc khoảng 20 giờ 30 tối 27.12, nữ sinh va chạm bất ngờ với ô tô biển số 30A-77758 và ngã ra đường.
Đúng lúc đó, xe buýt biển số 29B-05845 chạy đến nhưng không xử lý kịp nên đã cán qua người nữ sinhkhiến cô tử vong tại chỗ.
Thấy cảnh tượng quá đau lòng, nhiều người đi ngang qua đã rải tiền lẻ xuống đường với hy vọng linh hồn nữ sinh sẽ được siêu thoát.
Tại hiện trường vụ tai nạn, nhiều người rải tiền lẻ cạnh thi thể nữ sinh xấu số đãđược đắp chiếu.
Nạn nhân là sinh viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội,quê ởPhú Thọ.
Theo một số người chứng kiến, năm nào tại đoạn đường này cũng có xe buýt gây tai nạn thương tâm. Vì thế, mọi người cần cẩn thận khi đi qua đây.
Nhiều dân mạng cảm thương nữ sinh vì chỉ còn vài ngày nữa là sang năm mớivà gửi lời chia buồn đếngia đình cô.
Việc rải tiền có ý nghĩa gì?
Trả lời báo Gia đình & Xã hội, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho rằng, ngày xưa không hề có chuyện rải tiền thật trong đám tang. Mãi về sau này, một số người nhiều tiền mới làm việc này rồi có người học theo và lầm tưởng đó là phong tục tập quán. Mong muốn những điều tốt đẹp hơn cho người đã khuất là hoàn toàn chính đáng, nhưng việc rải tiền là không nên làm vì không chỉ gây lãng phí mà khiến người đi đường gặp nguy hiểm, gây mất mỹ quan đô thị.
Hiện tượng này không chỉ xảy ra nơi những vụ tai nạn giao thông gây chết người mà còn ở đám ma, đám cưới, đám rước… Người ta quan niệm làm như vậy thì sẽ may mắn và thuận buồm xuôi gió. Khi có người thân chết đi, họ dùng những thỏi vàng mã, tiền xu mã rải ra đường với mục đích phân phát cho ma quỷ để chúng không quấy phá, bắt nạt vong hồn người chết và đánh dấu đường cho linh hồn người chết biết đường về nhà. Với mục đích này, gia đình của người chết sẽ rắc các thỏi vàng mã dọc đường, nhiều nhất ở các ngã ba, ngã tư để vong hồn người chết chú ý, khỏi lạc đường về.
“Thực tế đây chỉ là một biện pháp trấn an về mặt tâm lý chứ không có một ý nghĩa nào. Việc rải tiền thật hay tiền vàng mã chỉ là nghi thức tín ngưỡng của nhân dân. Đối với người âm, dù chúng ta đưa tiền thật thì với thế giới đó cũng là tiền giả. Đồng tiền thật vứt cho người chết tuy có mệnh giá nhỏ nhưng cũng không nên ném đi ở đường như vậy. Chúng có thể gây ra những hậu quả không lường được trước như gây tai nạn cho người nhặt. Trên thực tế, vì mải nhặt những đồng tiền thả ra từ các vụ tai nạn, đám tang mà đã có người tử vong. Chúng ta nên tôn trọng đồng tiền quốc gia, vận động mọi người không nên vứt bỏ tiền”, TS Vũ Thế Khanh nhấn mạnh.
Theo Hòa thượng Thích Nguyên Quang (Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tỉnh Khánh Hòa), đạo Phật không chủ trương rải tiền vàng. Trong đám tang, các gia đình thường mời các sư thầy về hành lễ, nhưng việc hành lễ đó không hề nói tới chuyện vàng mã cũng như bày vẽ lễ lạt tốn kém. Việc rải vàng mã thực sự là một hủ tục, gây phung phí, ô nhiễm môi trường. Mọi người thay vì tốn kém vào việc rải vàng mã, tiền nên nghĩ đến chuyện làm những việc thiện, có ích cho người khác.
Việc thả tiền ở đám tang hay những nơi xảy ra tai nạn có người chết đôi khi lại tạo nghiệp vì gây họa cho người khác. Người nhặt tiền không biết có bị xui xẻo hay không nhưng việc cố chạy ra nhặt tiền bất chấp mất an toàn giao thông có thể xảy ra dù mệnh giá tiền rất nhỏ.
Ông Vũ Thế Khanh cũng cho rằng, người dân tham gia giao thông khi gặp những vụ tai nạn chết người cần xem lại hành động ném tiền của mình. Nếu có xuất phát từ cái tâm “biếu” cho người chết thì cái cách vứt tiền như vậy cũng không đúng. Tốt nhất nên mang số tiền đó đi làm từ thiện hơn vứt ra ngoài đường. Cùng một đồng tiền vứt ra đường như vậy, ta nên gom góp lại cho người nghèo, bệnh tật, gặp hoạn nạn khó khăn thì sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn.
Nếu thấy tai nạn, chúng ta không nên vứt tiền ra đường mà gom lại trong một cái thùng đem nguyện cho người đã mất sẽ giúp họ hồi hướng, hưởng cái điều thiện. Còn đồng tiền mình cúng mà đem đi làm việc ác càng nhiều thì tội càng to cho cả người trần lẫn người âm.
Người vận chuyển phiên bản Việt:
Anh muốn làm Batman nhưng bố mẹ lại bắt đi giao hàng.
Xem thêm:Kẻ gian lợi dụng bộ ảnh nóng nữ sinh cấp 2 gửi bạn trai để câu like
Thực hư clip cụ ông 91 tuổi ngủ chung giường với 4 vợ, muốn cưới thêm chân dài
Vợ bỏ 135 triệu thuê thám tử, đặt 5 máy nghe lén bắt chồng và em nuôi ở nhà nghỉ
‘Công chúa tóc xù’ trộm tiền 4 lần ở cửa hàng, bạn thân đền bằng 2 tháng lương
Chân dài Hà Nội mặc như không đi chơi Noel, nhiều ô tô qua Bạc Liêu bị ném bể kính
Thực hư clip chồng cầm gạch ném vợ vì đi nhà nghỉ với 2 trai lạ ở Việt Trì?
Nhân Hoàng (tổng hợp)