Trung Quốc lập tòa cấp cao xử án về sở hữu trí tuệ
Quốc tế - Ngày đăng : 12:15, 30/12/2018
IPC chủ yếu xét xử kháng cáo của những vụ án liên quan đến sở hữu trí tuệ như bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu, giống cây trồng, thiết kế bo mạch, tình trạng độc quyền… Phó chánh án SPC La Đông Xuyên được bổ nhiệm làm người đứng đầu IPC.
Phó chánh án La phát biểu: “Thành lập IPC là một biện pháp quan trọng nhằm tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, dự kiến có tác động lớn ở trong lẫn ngoài nước”.
Án liên quan đến sở hữu trí tuệ thường được đưa ra tòa án cấp thấp của tỉnh thành hoặc một trong ba tòa chuyên trách ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu xét xử. Tòa cấp tỉnh chịu trách nhiệm phúc thẩm nếu có kháng cáo.
Nay với IPC thì kháng cáo của những vụ phức tạp có thể không cần qua tòa cấp tỉnh mà đi thẳng đến SPC, đảm bảo cho ra phán quyết phù hợp hơn, Phó chánh án La giải thích.
Thời gian IPC bắt đầu hoạt động chỉ cách vài ngày trước khi Mỹ cử phái đoàn sang Bắc Kinh đàm phán thương mại. Tuy nhiên Phó chánh án La khẳng định cường quốc châu Á nàytăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ là chính sách quốc gia căn bản phục vụ cho cải cách-mở cửa chứ không phải để đáp ứng yêu cầu từ bất kỳ quốc gia nào.
Trung Quốc bốn ngày trước vừa công bố dự thảo luật đầu tư nước ngoài, trong đó cấm ép buộc chuyển giao công nghệ. Đây là một trong nhiều vấn đề mà Washington buộc nền kinh tế lớn thứ 2thế giới phải xử lý.
Theo giáo sư Hồng Đào đến từ Đại học Công thương Bắc Kinh: “Trung Quốc đang thể hiện rằng nước này thực sự muốn giải quyết các vấn đề thương mại, không đẩy hy vọng xung đột với Mỹ thêm tồi tệ”.
Giám đốc Trung tâm Toàn cầu hóa và Trung Quốc (CCG) Vương Huy Diệu cho rằng Mỹ nên “đáp lễ” nhằm khuyến khích Bắc Kinh mở cửa hơn nữa.
Cẩm Bình (theo Straits Times, Tân Hoa Xã)