8 nước ký thỏa thuận thám hiểm Mặt trăng
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 11:46, 14/10/2020
Dựa trên luật quốc tế về không gian hiện hành, Hiệp định Artemis đặt ra tiêu chuẩn cho hoạt động xây dựng khu định cư lâu dài và lập vùng an toàn trên bề mặt Mặt trăng trong tương lai, nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân khai thác tài nguyên.
Artemis là tên chương trình đưa người trở lại Mặt trăng vào năm 2024 của NASA. 8 nước ký kết thỏa thuận là Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản, Luxembourg, Ý, Anh, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Giám đốc NASA Jim Bridenstine đảm bảo Hiệp định Artemis phù hợp với một văn kiện năm 1967 quy định rằng Mặt trăng cùng nhiều thiên thể khác nằm ngoài yêu sách chủ quyền quốc gia.
Chính phủ những quốc gia đi đầu trong thám hiểm vũ trụ (trong đó có Mỹ) xem Mặt trăng là tài sản chiến lược. Tiểu hành tinh này cũng có giá trị khoa học, tạo điều kiện thực hiện sứ mệnh lên sao Hỏa.
Năm 2019, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence chỉ thị NASA đưa người trở lại Mặt trăng vào năm 2024 và thiết lập hiện diện lâu dài.
Chương trình Artemis dự kiến tiêu tốn hàng chục tỉ USD. NASA sẽ sử dụng Mặt trăng làm điểm chuẩn bị (tập trung nhân lực lẫn thiết bị) cho nhiệm vụ lên sao Hỏa.