Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca bị nghi ngờ về độ hiệu quả
Thông tin Y học - Ngày đăng : 15:57, 28/11/2020
Kết quả trên cao hơn chuẩn 50% mà Mỹ đặt ra. Châu Âu hiện chưa đặt ra mức tối thiểu.
Tuy nhiên 70% là trung bình từ 2 chế độ dùng vắc xin khác nhau: tiêm 2 liều đầy đủ cách nhau 1 tháng chỉ đạt hiệu quả 62%, và tiêm trước nửa liều rồi mới dùng liều đầy đủ (cũng cách 1 tháng) cho hiệu quả 90%.
Đáng chú ý là chế độ tiêm cho hiệu quả 90% chỉ được thực hiện trên nhóm nhỏ với 2.741 tình nguyện viên – làm dấy lên lo ngại từ giới chuyên gia.
Giáo sư y học thực chứng Peter Openshaw thuộc đại học Hoàng gia Luân Đôn lưu ý: “Chúng ta hiện chỉ có dữ liệu hạn chế. Nên chờ dữ liệu đầy đủ và xem thử cơ quan quản lý nhìn nhận thế nào về kết quả thử nghiệm”.
Giáo sư Paul Hunter thuộc đại học East Anglia cũng đánh giá quy mô nhóm thử nghiệm nhỏ làm làm giảm đi độ tin cậy của kết quả.
AstraZeneca tuyên bố chuyện thử nghiệm tiêm nửa liều đã được cơ quan quản lý Anh lẫn đơn vị giám sát độc lập chấp nhận. Phía cơ quan quản lý công khai xác nhận chẳng có gì đáng lo ngại.
Đại học Oxford và Cục quản lý Thực phẩm - Dược phẩm Mỹ (FDA) chưa lên tiếng bình luận. Cơ quan Dược phẩm châu Âu hôm 26.11 cho biết sẽ tiến hành đánh giá một khi AstraZeneca gửi dữ liệu đến.
Ngoài kết quả thử nghiệm đáng mơ ước, AstraZeneca cung cấp rất ít thông tin để giới khoa học có thể xem xét. Họ không nói rõ có bao nhiêu người mắc bệnh trong các nhóm thử nghiệm.
Nhà nghiên cứu Morgane Bomsel thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp nhận xét: “Còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời. Tôi có cảm giác AstraZeneca chọn lọc thông tin công bố”.
Tiến sĩ Moncef Slaoui - nhân vật đứng đầu chiến dịch hỗ trợ phát triển vắc xin COVID-19 của Mỹ - cũng chỉ ra lỗ hổng: Không ai trong nhóm tiêm trước nửa liều trên 55 tuổi – như vậy sản phẩm của AstraZeneca chưa chứng minh được hiệu quả trên đối tượng dân số lớn tuổi dễ mắc bệnh. Nhóm tiêm đủ 2 liều có tình nguyện viên trên 55 tuổi nhưng không rõ họ có mắc bệnh sau khi tiêm hay không.