Sau lấy đất Mặt trăng 1,3 tỉ năm tuổi, Trung Quốc tìm sự sống trên sao Hỏa

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 22:15, 05/12/2020

Một lá cờ Trung Quốc được cắm trên Mặt trăng thể hiện tham vọng của nước này trong không gian.

Cơ quan Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) đã công bố hình ảnh lá cờ nước này mà tờ Tân Hoa xã mô tả là "năm ngôi sao tỏa sáng" trên Mặt trăng.

Trung Quốc là quốc gia thứ hai cắm quốc kỳ trên Mặt trăng sau Mỹ. Không giống như trong cuộc đổ bộ lên Mặt trăng của Mỹ năm 1969, lá cờ Trung Quốc không được cắm bởi một phi hành gia mà do tàu thăm dò vũ trụ không người lái Thường Nga 5.

Mỹ cắm lá quốc kỳ đầu tiên trên Mặt trăng trong sứ mệnh thăm dò có con người tham gia là Apollo 11 năm 1969. Thêm 5 lá quốc kỳ Mỹ được cắm trên bề mặt Mặt trăng trong các sứ mệnh tiếp theo tới tận năm 1972. Theo phi hành gia Buzz Aldrin, lá cờ đầu tiên được cắm trên Mặt trăng ở vị trí quá gần tàu vũ trụ Apollo 11 nên có khả năng bị thổi bay mất khi tàu cất cánh trở về Trái đất.

Cheng Chang, Giám đốc kỹ thuật phụ trách việc trưng bày cờ trên Mặt trăng, cho biết nhóm nghiên cứu đã dành hơn một năm để chọn chất liệu cho quốc kỳ để đảm bảo nó chịu được tia vũ trụ và sự thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt trên bề mặt Mặt trăng, theo Tân Hoa xã.

Tân Hoa xã đưa tin lá cờ rộng 2 mét, cao 90 cm và nặng khoảng 1 kg, được cắm trong một giây để đảm bảo thành công. 

Tân Hoa xã trích lời một thợ kim loại đã chế tác các bộ phận cờ nói với cháu trai rằng: "Ông nội đã làm ra cái này". Một thành viên khác của nhóm cho biết núm tròn trên đỉnh cột cờ phải siêu nhẹ để không làm nặng đầu thăm dò, được lấy cảm hứng từ những đồ chơi viên nang gashapon của Nhật Bản.

trung-quoc-cam-co-tren-mat-trang-hinh-anh(1).jpg
sau-lay-dat-13-ti-nam-tren-mat-trang-trung-quoc-tim-su-song-tren-sao-hoa3.jpg
Cận cảnh quốc kỳ Trung Quốc trên Mặt trăng

Hôm 3.12, CNSA cho biết tàu Thường Nga 5 đã thu thập được đất Mặt trăng để đưa trở lại Trái đất và Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba sau Mỹ và Liên Xô đạt được kỳ tích như vậy.

Ước tính khoảng 1,2 tỉ đến 1,3 tỉ năm tuổi, đất Mặt trăng sẽ được đưa trở lại Trái đất lần đầu tiên sau 44 năm. Các mẫu được thu thập từ bề mặt Mặt trăng và độ sâu khoảng 2m bên dưới.

Thường Nga 5 đã hạ cánh xuống Mặt trăng hôm 3.12. Đây là một phần trong chương trình không gian của Trung Quốc với kế hoạch xây dựng căn cứ trên Mặt trăng vào khoảng năm 2030 và tìm kiếm tài nguyên ở đó năm 2035.

Dự kiến ​​Tàu Thường Nga 5 sẽ hạ cánh giữa tháng 12.2020 trên đồng cỏ ở Nội Mông, nơi tàu vũ trụ Thần Châu có người lái quay trở lại kể từ khi Trung Quốc lần đầu tiên đưa người vào không gian vào năm 2003.

Sứ mệnh của tàu Thường Nga 5 đã làm dấy lên tin đồn về việc Trung Quốc cử phi hành đoàn lên Mặt trăng và có thể xây dựng một cơ sở khoa học trên đó, mặc dù không có mốc thời gian nào được đề xuất cho các dự án như vậy.

Trung Quốc đã khai trương phòng thí nghiệm quỹ đạo tạm thời đầu tiên năm 2011 và phòng thí nghiệm thứ hai vào 2016. Các kế hoạch kêu gọi xây dựng trạm vũ trụ vĩnh viễn sau năm 2022, có thể được phục vụ bởi tàu vũ trụ có thể tái sử dụng.

Ngoài Mặt trăng, Trung Quốc đặt mục tiêu tiến hành cuộc khảo sát sao Hỏa vào năm 2021, kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc. Một sứ mệnh phi hành đoàn lên sao Hỏa được lên kế hoạch vào năm 2045.

sau-lay-dat-13-ti-nam-tren-mat-trang-trung-quoc-tim-su-song-tren-sao-hoa32.jpg
Tên lửa đẩy Trường Chinh 5 Y-4 mang theo Thiên Vấn 1 rời bệ phóng ở khu vực ven biển đảo Hải Nam trưa 23.7

Trưa 23.7.2020, Trung Quốc phóng tàu vũ trụ không người lái Thiên Vấn 1 lên sao Hỏa, đánh dấu cột mốc nữa trong chương trình không gian của nước này sau khi đưa người vào quỹ đạo và đưa tàu thăm dò lên Mặt trăng.

Tàu vũ trụ Thiên Vấn 1 cất cánh trên lưng tên lửa đẩy Trường Chinh 5 từ căn cứ phóng Văn Xương trên đảo Hải Nam lúc 12 giờ 41 ngày 23.7

Bao gồm tàu quay quanh quỹ đạo và robot tự hành, tàu Thiên Vấn 1 của Trung Quốc sẽ mất 7 tháng để tới sao Hỏa.

Nếu đúng tiến độ, Thiên Vấn 1 sẽ đến sao Hỏa vào tháng 2.2021 để tìm kiếm nước ngầm và bằng chứng về sự sống cổ đại trên đó.

Nhiệm vụ của Thiên Vấn 1 là đi vào quỹ đạo sao Hỏa, hạ cánh xuống hành tinh đỏ và thả một robot tự hành nhỏ để nghiên cứu bề mặt hành tinh. Có 6 bánh xe và 4 tấm pin năng lượng Mặt trời, robot tự hành nặng 240kg sẽ bay quanh quỹ đạo khoảng 3 tháng trước khi hạ cánh xuống bề mặt sao Hỏa.

Robot tự hành có nhiệm vụ phân tích mẫu đất và khí quyển của sao Hỏa, chụp ảnh và tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống trước đây trên hành tinh đỏ.

Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc nỗ lực chinh phục hành tinh đỏ. Năm 2011, tàu bay quanh quỹ đạo Huỳnh Hỏa 1 của Trung Quốc bay trên tên lửa Nga không thể thoát khỏi quỹ đạo Trái đất sau khi phóng từ Kazakhstan và bốc cháy trong khí quyển.

Hạ cánh trên sao Hỏa là nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Mỹ là nước duy nhất đáp thành công tàu vũ trụ trên mặt đất sao Hỏa sau 8 chuyến bay từ năm 1976. Hiện nay, robot tự hành InSight và Curiosity vẫn hoạt động trên đó. 6 tàu vũ trụ khác đang khám phá sao Hỏa từ quỹ đạo gồm 3 tàu của Mỹ, 2 tàu của châu Âu và 1 tàu của Ấn Độ.

Nhân Hoàng