Phát hiện lông chim 110 triệu năm tuổi trong hổ phách

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 16:50, 07/12/2020

Các nhà khoa học đã phát hiện những đoạn lông cổ xưa nhất của động vật có vú trong một cuộc khai quật ở miền đông Tây Ban Nha.
long-chim.jpg
Hổ phách chứa lông vũ của động vật có vú cổ xưa được phát hiện ở Tây Ban Nha - Ảnh: Twitter

Euro Weekly News hôm 6.12 đưa tin, cách đây vài năm, các nhà khoa học đã phát hiện ra lông vũ của động vật có vú kẹt trong hổ phách có hình dạng giống như một thạch nhũ. Chúng được tìm thấy trong một cuộc khai quật ở mỏ Santa María thuộc tỉnh Teruel, Aragon, miền đông Tây Ban Nha. Nhóm nghiên cứu hiện đã xác định đây có thể là những đoạn lông cổ nhất từng được tìm thấy, có niên đại khoảng 105-110 triệu năm vào đầu kỷ Phấn trắng.

Sau khi kiểm tra các mảnh hổ phách bằng phương pháp đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã kết luận những chiếc lông vũ này thuộc một loài động vật có vú. Họ cho rằng các mẫu vật mắc kẹt trong hổ phách qua quá trình “tróc lông”. Theo đó, những đoạn lông này đã tiếp xúc với nhựa cây khi sinh vật đang ngủ hoặc nghỉ ngơi trên cây. Quá trình này đủ lâu để nhựa cây cứng lại và lưu giữ các mẫu lông của chúng.

“Việc xác định các mẫu lông thuộc loài động vật nào rất phức tạp. Có khả năng chúng là loài chim đã tuyệt chủng thuộc họ Á điểu - tổ tiên của các loài chim hiện đại”, nhà nghiên cứu Sergio Álvarez-Parra từ Đại học Barcelona cho biết.

Theo vị chuyên gia này, Tây Ban Nha nổi tiếng là nơi phát hiện ra các hóa thạch thuộc kỷ Phấn trắng nhưng các nhà khoa học không nghĩ sẽ tìm thấy mẫu vật được bảo quản tốt trong hổ phách.

“Các chuyên gia từng phát hiện hóa thạch động vật có xương sống như khủng long Proa valdearinnoensis và Europelta carbonensis tại Teruel. Nhưng không ai nghĩ chúng tôi có thể tìm thấy vết tích của động vật có xương sống trong hổ phách”, Sergio Álvarez-Parra nói.

Á điểu (tên khoa học Enantiornithes) là một nhóm các loài chim tiền sử đã tồn tại và tuyệt chủng ở kỷ Mesozoic. Chúng được phân loại bao gồm 5 họ chim khác nhau và được biết đến qua các hóa thạch khai quật được.

Một bằng chứng mới nhất là xác con chim 100 triệu năm tuổi trong hổ phách được tìm thấy ở Myanmar. Con chim non còn nguyên vẹn bị mắc kẹt trong hổ phách với giả thiết nó bị rơi vào vũng nhựa rỉ ra từ một cây lá kim. Hiện vật cho thấy chi tiết rõ ràng nhất mà giới khoa học từng biết về đầu, cổ, cánh, đuôi, chân và lông của loài chim sống ở thời khủng long.

Con chim cổ có thể giống với loài chim hiện đại nhưng có xương vai lạ. Chúng có móng vuốt trên đôi cánh, hàm và hàm răng chứ không phải là những cái mỏ, mà chưa phát triển ở bất cứ loài chim nào. Miếng hổ phách chứa con chim quý hiếm này đã được một viện bảo tàng ở Trung Quốc thu thập vài năm trước.

Long Hải