Phản đối nhân bản voi ma mút
Bảo vệ môi trường - Ngày đăng : 14:40, 27/08/2016
Theo họ, đã hàng nghìn năm trôi qua từ khi voi ma mút tuyệt chủng, hệ động vật và hệ thực vật trên Trái đất đã biến đổi rất nhiều. Nếu nhân bản được, voi ma mút sẽ không có gì để ăn, ngoài ra chúng sẽ bị nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra, theo các nhà khoa học, việc làm voi ma mút sống lại sẽ dẫn đến việc phá vỡ thế cân bằng trong tự nhiên và chứa đựng nhiều nguy hiểm đối với môi trường. Họ khẳng định, chỉ có thể nhân bản động vật với một số lượng hạn chế để nuôi trong vườn thú hay để tiến hành các công trình nghiên cứu khác nhau.
Trước đó phải nói rằng khả năng nhân bản vô tính thành công voi ma mút trở nên rất hiện thực với việc các nhà khoa học tìm thấy tủy xương của voi ma mút được bảo quản rất tốt tại vùng Siberia của Nga. Các nhà khoa học đã được cổ vũ bởi việc các đồng nghiệp ở Bảo tàng Voi ma mút của nước cộng hòa Sakha thuộc Liên bang Nga và Đại học Kinki của Nhật Bản phát hiện một xương bắp đùi của voi ma mút trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu tại Siberia.
Tủy bên trong mẩu xương được bảo quản khá nguyên vẹn. Voi ma mút là một chi voi cổ đại đã tuyệt chủng cách đây chừng 10.000 năm có bộ lông dài (lên tới 50 cm) và rậm hơn so với voi hiện đại, bộ ngà dài và cong. Nhưng chân của chúng chỉ có 4 ngón, trong khi chân của voi hiện đại có 5 ngón. Do chân sau ngắn nên trọng tâm của toàn thân voi ma mút nghiêng về phía sau, còn vai của chúng nhô cao.
Vũ Trung Hương