Viện Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá tăng trưởng ấn tượng

Nhịp đập khoa học - Ngày đăng : 18:45, 06/01/2021

Năm 2020, Viện Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá đạt mức tăng trưởng ấn tượng. TS Nguyễn Văn Lạng - Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá khẳng định mục tiêu đưa Viện tham gia vào "làng kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa Việt Nam".

Báo cáo tình hình hoạt động năm 2020 cho thấy năm nay, Viện Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá đạt nhiều kết quả ấn tượng. Cụ thể là dù trải qua một năm chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng đơn vị vẫn duy trì được doanh thu và giữ được 100% quy mô, không có sự sụt giảm.

ts-nguyen-van-lang(1).png
TS Nguyễn Văn Lạng - Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá chủ trì cuộc họp cuối năm của Viện

Đáng chú ý, năm qua số lượng khách hàng của Viện tăng trưởng 175%. Lĩnh vực chứng nhận: ISO 9001:2015; ISO 14001:2015; Chợ ATTP; HACCP/ ISO 22000:2018; Hợp chuẩn sản phẩm; VietGap; Hợp quy keo dán gỗ; Hợp quy thức ăn thủy sản; Hợp quy sản phẩm dệt may.

Về pháp lý, Viện hiện có giấy phép hoạt động do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp 4 giấy đăng ký chứng nhận hệ thống quản lý, 1 giấy đăng ký chứng nhận sản phẩm, 1 giấy đăng ký thử nghiệm.

hinh-anh-1(1).png
TS Nguyễn Văn Lạng - Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá

Năm 2021, Viện Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá sẽ hợp tác với các trường đại học và viện nghiên cứu để tham gia và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ với Bộ Công Thương.

Theo đó, doanh thu năm 2021 của Viện dự kiến sẽ tăng trưởng 100% so với năm 2020. Trong đó, thị trường định hướng sẽ là chứng nhận VietGAP, Hữu Cơ cho 5 tỉnh Tây Nguyên.

TS Nguyễn Văn Lạng - Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá cho rằng năm 2020 là năm thành công, khẳng định sự ra đời và hướng đi đúng đắn của Viện Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá. Viện dù có tuổi đời còn non trẻ nhưng sẽ đạt mục tiêu tham gia vào "làng kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa Việt Nam" và tìm kiếm các đối tác có nền khoa học công nghệ nổi tiếng như châu Âu, Mỹ...

Thời gian tới, TS Lạng cho biết Viện sẽ hợp tác với các trường đại học, đặc biệt là Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Công nghiệp Hà Nội trong các nghiên cứu phòng thí nghiệm, đào tạo... tiến tới hợp tác với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ...

"Có thể thấy dư địa trong việc kiểm định chất lượng hàng hóa còn rất lớn ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, chúng ta phải gõ cửa từng khách hàng, từng doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Năm tới, điều tôi quan tâm không phải doanh số mà chính là thương hiệu của Viện. Vì vậy, nếu các đề tài, dự án thực hiện cấp Bộ thành công thì tên tuổi, thương hiệu của Viện sẽ vang xa", TS Lạng nhấn mạnh.

TS cũng cho rằng năm qua, kết quả đạt được với doanh số tăng trưởng 175% là một kết quả ngoạn mục trong bối cảnh nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang sụt giảm doanh thu vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

136635522_224756075883183_7437197372928672790_n.jpg
Phòng nghiên cứu thí nghiệm của Viện Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá
136343126_1028138114341268_6825961092016540266_n.jpg
136342300_401743101105101_6745164251612872090_n.jpg
Mẫu kiểm định hàng hóa của khách hàng gửi tới Viện Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá
136214730_818402895674816_3821202277745810210_n.jpg
Máy quang phổ - một trong những thiết bị công nghệ quan trọng nhất của Viện
136127907_207858884356083_2311200861447536882_n.jpg

Tin và ảnh: Tuyết Nhung