Quân đội Myanmar đảo chính vì lo ngại bà San Suu Kyi quá thân Trung Quốc?

Góc nhìn - Ngày đăng : 10:40, 13/02/2021

Nhà quân sát Ann Scott Tyson vừa có bài viết "Tại sao Trung Quốc có thể không cổ vũ việc quân đội tiếp quản Myanmar?" trong đó cho ràng giới quân đội nghi ngờ chính quyền bà San Suu Kyi quá thân thiết Trung Quốc?

Những hoài nghi về vai trò của Trung Quốc

Khi các lực lượng an ninh của Myanmar giam giữ các chính trị gia dân chủ và đụng độ với hàng nghìn người biểu tình trên đường phố phản đối cuộc đảo chính quân sự vào tháng này, các câu hỏi đang xoay quanh việc liệu người ủng hộ chính của chế độ từ nước ngoài - Trung Quốc - có nhúng tay vào hay không.

san-xi.jpg
Bà San Suu Kyi trong một lần tiếp lãnh đạo Trung Quốc

Sự ủng hộ son sắt, kéo dài hàng thập kỷ của Trung Quốc dành cho các nhà cầm quyền quân sự của Myanmar, cùng với sự ảnh hưởng kinh tế to lớn của Bắc Kinh ở Myanmar, đôi khi được mệnh danh là “bờ biển phía tây” của Trung Quốc, đã khiến một số nhà quan sát kết luận rằng các tướng lĩnh ở Naypyitaw đã hành động với sự chấp thuận ngầm ít nhiều từ Bắc Kinh.

“Điều này có lẽ sẽ không xảy ra nếu không có cái gật đầu đồng tình của Bắc Kinh”, Thượng nghị sĩ bang Alaska Dan Sullivan, một đảng viên Cộng hòa tuyên bố vào tuần trước. Bắc Kinh sẽ rất sảng khoái khi một quốc gia như Miến Điện thất bại trên con đường dân chủ”.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khẳng định rằng lợi ích hiện tại của Trung Quốc ở Myanmar phức tạp hơn nhiều, vượt ra ngoài mối quan hệ cơ bản về ý thức hệ giữa các chế độ chuyên chế. Trên thực tế, họ nói, việc quân đội tiếp quản chính phủ dân sự do nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi hiện đang bị giam giữ đi ngược lại các ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh trong mối quan hệ an ninh với quốc gia có biên giới chung kéo dài 2.000 cây số. Sự ổn định của Myanmar và các liên kết kinh tế thông qua Myanmar đến phần còn lại của thế giới – song trùng với lợi ích ưu tiên của Bắc Kinh trong toàn khu vực.

Bà Yun Sun, giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Washington, DC, cho biết: “Cuộc đảo chính không cho rằng việc quay trở lại chính quyền quân sự ở Myanmar phù hợp với lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Cuộc đảo chính đã đặt Trung Quốc vào tình thế khó khăn. Hơn hết, sự bất ổn trong nước bất lợi cho những gì Trung Quốc muốn theo đuổi”.

Thật vậy, các tuyên bố chính thức của Trung Quốc về Myanmar đã phản ánh mối quan tâm về sự ổn định. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân cho biết: “Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các bên ở Myanmar sẽ xử lý đúng đắn những khác biệt của họ theo khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, đồng thời duy trì sự ổn định chính trị và xã hội”.

myanmar-1.jpg
Giới quân đội Myanmar hoài nghi bà  San Suu Kyi

Và mặc dù Bắc Kinh được cho là phản đối tuyên bố án cuộc đảo chính của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên, nhưng họ đã ký vào một tuyên bố bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trước việc quân đội tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Myanmar… và việc giam giữ tùy tiện các thành viên Chính phủ, trong đó có Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi. Tuyên bố của Liên Hợp Quốc kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tất cả những người bị giam giữ và thúc ép "tiếp tục ủng hộ quá trình chuyển đổi dân chủ ở Myanmar."

Mục tiêu sâu rộng hơn

Các chuyên gia cho biết, mục tiêu bao trùm của Trung Quốc ở Myanmar và các quốc gia lân cận khác là tăng cường ảnh hưởng của mình trong khi làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ. Và Bắc Kinh đã tích cực hoạt động trong những tháng năm gần đây để tăng cường kiểm soát các khu vực biên giới như Tân Cương và Hồng Kông trong khi thúc đẩy các tuyên bố (đơn phương) chủ quyền lãnh thổ dọc biên giới với Ấn Độ và trên Biển Đông.

Ở Đông Nam Á, Trung Quốc đang “cố gắng củng cố sự ảnh hưởng của họ đối với các nước láng giềng xung quanh vùng ngoại vi và cũng là… thúc đẩy mối quan hệ với Mỹ”, David Lampton, thành viên cấp cao tại Viện Chính sách Đối ngoại thuộc trường Johns Hopkins cho biết.

Tuy nhiên, ở Myanmar, cách tốt nhất để đạt được những mục đích như vậy không phải là ủng hộ một cuộc đảo chính quân sự, đặc biệt là khi xét đến mối quan hệ và đòn bẩy mạnh mẽ mà Bắc Kinh đã xây dựng với bà Aung San Suu Kyi và chính phủ của bà.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Myanmar vào tháng 1.2020 và hai quốc gia đang hợp tác trong các vấn đề từ các dự án cơ sở hạ tầng lớn đến giải quyết các vấn đề người tị nạn do xung đột sắc tộc và tôn giáo. Trung Quốc đã bảo vệ chính phủ Myanmar về cuộc khủng hoảng với người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi (phải chăng là đồng bệnh tương lân khi Trung Quốc có vấn đề tương tự ở Tân Cương với người Duy Ngô Nhĩ).

Bắc Kinh cho thấy sự thực dụng của mình khi nỗ lực xây dựng mối quan hệ với bà Aung San Suu Kyi và chính phủ bán dân chủ của bà, trong đó bà Aung San Suu Kyi là nhà lãnh đạo trên thực tế. Tiến sĩ Lampton, cho biết: “Người Trung Quốc đang làm những gì họ thường làm, cố gắng xây dựng nhiều kết nối theo nhiều hướng nhất có thể".

Các nhà phân tích cho rằng mâu thuẫn chính trị nội bộ là động lực chính của cuộc đảo chính, sau chiến thắng vang dội của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ trong cuộc bầu cử vào tháng 11.2020 - một chiến thắng không được thừa nhận từ đảng đối lập được quân đội hậu thuẫn.

Cuộc đảo chính một lần nữa đặt Trung Quốc vào tình thế phải đứng lên ủng hộ chế độ với tư cách là “láng giềng thân thiện” lâu đời, mặc dù sự ủng hộ này đã làm suy yếu hình ảnh của Bắc Kinh ở Myanmar và ở thế giới.

“Dư luận Miến Điện coi Trung Quốc là nước ủng hộ quân đội một lần nữa và bỏ rơi “quý bà” (biệt danh cho bà Aung San Suu Kyi). Điều này khiến Trung Quốc rơi vào thế đối lập với người Miến Điện”, bà Yun Sun - giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Washington, DC nhận định.

Theo Reuters, hàng trăm người xuống đường chống đảo chính đã biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Yangon hôm thứ năm, cầm áp phích kêu gọi Bắc Kinh “ủng hộ Myanmar, ngừng ủng hộ quân đội”.

Trong các tuyên bố lặp đi lặp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc luôn miệng nói rằng, "Trung Quốc hy vọng rằng các bên ở Myanmar sẽ đặt ý chí và lợi ích của người dân lên hàng đầu".

Các vị tướng mệt mỏi

Về phần mình, quân đội Miến Điện theo chủ nghĩa dân tộc trong những năm qua đã chứng tỏ rằng họ luôn găm những nghi ngờ sâu sắc về ý định của Trung Quốc với Myanmar. Đó cũng là nỗi lo lắng của nhiều chính phủ Đông Nam Á ở các mức độ khác nhau. Quân đội Myanamar lo lắng về vai trò của Bắc Kinh trong hậu thuẫn cho các nhóm dân quân nổi dậy dọc biên giới hiện giờ và cả những việc trong quá khứ đã làm dấy lên tình cảm bài Hoa. Họ hủy bỏ các dự án cơ sở hạ tầng trọng tâm gắn với lợi ích của Trung Quốc trong nước.

Ngược lại, chính phủ của bà Aung San Suu Kyi đã tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn với Trung Quốc,  gồm cả Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Myanmar - một sáng kiến ​​trị giá hàng tỉ USD bao gồm đường sắt và cảng nước sâu - như một phần của dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc. 

Một trong những mục tiêu chiến lược chính của Trung Quốc ở Myanmar là giành được quyền tiếp cận, thông qua các cảng và đường ống dẫn đến Ấn Độ Dương, để từ đó giảm bớt sự phụ thuộc vào tuyến đường thủy qua eo biển Malacca đầy trắc trở.

“Mối quan tâm của Trung Quốc đối với Myanmar là sự kết nối. Nếu Myanmar trở thành một pariah (đối tượng bị tẩy chay) với quốc tế, thì Trung Quốc có thể kết nối với cái gì? ” bà Sun Yun đặt vấn đề.

Anh Tú