Suy nghĩ của những người con lai Trung Quốc về Tết Nguyên đán
Hồ sơ - Ngày đăng : 11:20, 14/02/2021
Đối với hầu hết người ở Singapore, Tết Nguyên Đán là thời điểm dành cho bao lì xì, bánh dứa và những chuyến thăm từng nhà. Khoảng ba phần tư dân số của Singapore là người gốc Hoa, vì vậy trong khi các khu vực khác trên thế giới đang cố gắng khép lại kỳ nghỉ cuối năm, thì tháng 1 lại thường là thời điểm người Singapore chuẩn bị cho một đợt lễ hội khác. Nhưng Singapore gồm nhiều chủng tộc và nền văn hóa khác nhau nên đối với những đứa trẻ đa chủng tộc như tôi, kỳ nghỉ hơi khác một chút.
Cha tôi là người Singapore gốc Tamil thuộc Sri Lanka, trong khi mẹ tôi là người Singapore gốc Triều Châu. Bởi vì tôi là người đa dòng máu, mọi người thường không thể xác định lý lịch của tôi. Tôi thường bị nhầm lẫn là người Mã Lai, Philippines hoặc Pakistan, nhưng sự nhầm lẫn này càng tăng lên mỗi Tết Nguyên Đán đến. Tôi không đùa đâu, ngay cả gia đình cũng không nhận ra tôi.
Có những người thân mà tôi chỉ gặp một lần mỗi năm hoặc những người tôi chỉ gặp khi còn bé. Vào một Tết Nguyên Đán, khi tôi khoảng 13 tuổi, gia đình tôi ghé thăm gia đình bên ngoại sống ở chung cư cách xa chúng tôi. Khi chúng tôi ra khỏi xe và đi về phía thang máy, tôi có thể nghe thấy mọi căn hộ đều tràn ngập tiếng cười từ những bữa tiệc. Đây là ngôi nhà thứ tư trong chuyến xuất hành chúc tết của chúng tôi vào ngày hôm đó. Theo thói quen từ mấy lần ghé các nhà trước, tôi bước đến căn hộ của người dì, tháo giày và bước vào mà không cần gõ cửa. Cả phòng khách chìm sững sờ. Mọi con mắt đều đổ dồn vào tôi. Bạn có thể nghe thấy tiếng sụt pin theo đúng nghĩa đen. Tôi bối rối vì tôi không nhận ra ai cả, và người trong nhà cũng không nhận ra tôi. Chắc hẳn họ đã nghĩ rằng cậu bé có làn da nâu này đã bước vào nhầm nhà.
Nhờ 6 năm học tiếng phổ thông ở trường tiểu học, tôi đã hiểu được một số lời thì thầm từ những người phụ nữ lớn tuổi trong góc. "Nhóc con này là ai?" người này hỏi người kia. Sau những gì cảm thấy giống như hàng thiên niên kỷ, cha mẹ tôi từ phía sau bước vào nhà. Khi mọi người trong căn hộ thấy mẹ tôi, một tràng cười lớn vang lên. “Ồ! Hóa ra con là con trai của Evelyn”, người phụ nữ lớn tuổi nói, có vẻ nhẹ nhõm. Rồi những cái ôm và lời chúc mừng tràn ngập.
Tôi thích Tết Nguyên Đán giống như các bạn trẻ sau này. Tôi mong chờ bữa tối đại sum họp. Nhưng lớn lên, tôi không chắc chắn về bản dạng của mình. Tôi có nước da ngăm đen nhưng nói được tiếng phổ thông. Tôi không phải là một người hâm mộ của đồ ăn cay (ẩm thực người Nam Á) và tôi thích ăn các món nướng (ẩm thực người Hoa). Có cảm giác như hai phiên bản của tôi luôn giằng xé. Ở trường tiểu học, tôi là một trong ba học sinh da nâu và được gọi là “nhóc chocolate” hay “cậu bé bánh hạnh nhân”. Rất may, bây giờ tôi cảm thấy thoải mái hơn với bản thân và tôn vinh cả hai nền văn hóa mà tôi hấp thụ.
Hôn nhân hỗn hợp đã gia tăng đều đặn ở Singapore trong 10 năm qua. Năm 2008, có 16,7% các cuộc hôn nhân là giữa những người thuộc các sắc tộc khác nhau nhưng đến năm 2018, con số này là 22,4%. Và, hóa ra, những đứa trẻ thuộc chủng tộc hỗn hợp khác như tôi cũng có quan điểm và trải nghiệm khác nhau về Tết Nguyên Đán. Một số mong muốn được đoàn tụ với gia đình (thậm chí là qua internet), những người khác thì mong muốn được vài ngày rảnh rỗi để thư giãn và nghỉ ngơi, và hầu hết đều mong muốn nhận được một xấp phong bao lì xì đáng yêu.
Dana Nejad, 23 tuổi (Iran-Trung)
Tết Nguyên Đán là khoảng thời gian của hàng nghìn khoảnh khắc khó chịu. Người thân của tôi rất sốc khi tôi ăn thịt heo do họ đều nghĩ tôi là người Hồi giáo vì màu da tối hơn, điều này thực sự khiến tôi cảm thấy vô cùng lạc lõng. Khi tôi đến thăm các nhà để chúc chúc bách niên cho mọi người một Tết Nguyên Đán vui vẻ, tôi thường là người da ngăm đen duy nhất trong phòng. Trong lòng mình, tôi cảm thấy bất an nhưng khi lớn lên, tôi bắt đầu thấy chấp nhận được với những lời nhận xét thiếu tế nhị (từ người thân). Tôi nhận ra rằng mọi người chỉ đang đùa giỡn với tôi.
Bây giờ, ở tuổi 23, kỳ lễ này rất có ý nghĩa đối với tôi vì tôi có thể thu thập bao lì xì và ăn món lẩu tuyệt vời với những người thân mà tôi không gặp thường xuyên. Gia đình có ý nghĩa rất lớn đối với tôi.
Lila Tan, 18 tuổi (Pháp-Trung)
Là một thiếu niên có nền văn hóa đa dạng, tôi đã tiếp xúc với lối sống của cả châu Á và châu Âu. Tuy nhiên, tôi không bao giờ đắm mình vào một nền văn hóa cụ thể nào. Đôi khi, tôi cảm thấy mình có nhiều luồng văn hóa. Ví dụ, ở Singapore, tôi sẽ được coi là ang moh (người da trắng), mặc dù tôi là người Singapore có quốc tịch Singapore. Điều này khiến tôi cảm thấy vô cùng lạc lõng, nhưng dần dần, tôi bắt đầu thích nghi và biết rằng mình đang ở trong một không gian độc đáo để tận hưởng cả hai nền văn hóa.
Tôi đã sống ở Thượng Hải 14 năm và tôi mới chỉ trở lại Singapore vào năm 2020. Vì thế, Tết Nguyên đán đối với tôi luôn rất đặc biệt. Tôi thường trở về Singapore và thăm gia đình bên nội Tôi sẽ đến thăm bà nội, cô, chú và anh chị em họ. Đáng buồn, bà tôi đã qua đời vào năm ngoái, vì vậy Tết Nguyên đán 2020 là dịp cuối cùng của tôi với bà. Đối với tôi, ý nghĩa của dịp đặc biệt này là gia đình, tình yêu và lòng biết ơn. Nó cũng giúp tôi có lượng bao lì xì và thức ăn ngon miệng. Bánh dứa, bánh phồng tôm, và kueh bangkit (một loại bánh dừa Malaysia) chắc chắn là những món ăn vặt yêu thích của tôi.
Jonathan Cheng, 20 tuổi (Nga-Trung)
Tôi sợ khoảng thời gian này trong năm. Tôi không phải là người yêu thích nhạc nhẽo hay mấy đồ trang trí vì đối với tôi, chúng thật bận bịu và xô bồ. Tuy nhiên, tôi rất thích đi thăm họ hàng thân thiết của mình vì đây là dịp hiếm hoi trong năm mà mọi người đều dành thời gian cho nhau. Tôi đã dành cả cuộc đời lớn lên ở Singapore và tôi có thể nói rằng tôi là người Singapore 100%. Vì vậy, Tết Nguyên đán đối với tôi giống như một lễ hội.
Carmen D'cruz, 21 tuổi (Ấn -Trung )
Năm mới là thời điểm quan trọng đối với tôi. Gia đình là ưu tiên số một của tôi trong cuộc sống và Tết Nguyên đán càng củng cố thêm điều đó. Tôi luôn đến thăm đại gia đình bên ngoại vì mẹ tôi là người gốc Hoa, nhưng năm ngoái phía gia đình bên nội cũng quyết định tham gia cuộc vui.
Phía gia đình bên nội tôi là người Ấn Độ đã đến chỗ tôi vào dịp Tết Nguyên đán năm ngoái để ăn yu sheng (cá sống) và lẩu. Phụ nữ bên nội cũng mặc sườn xám (trang phục truyền thống của Trung Quốc) và thậm chí còn phát cả phong bao lì xì. Điều này cho tôi thấy rằng trong thời đại ngày nay, những lễ hội như thế này không có biên giới cũng như ranh giới. Tôi đoán rằng chúng ta đang sống trong một thế giới mà một ngày nào đó sự dung hợp sắc tộc sẽ là điều không thể tránh khỏi.