Giáo dục giới tính tại Philippines: Tiết chế và định kiến

Giáo dục - Ngày đăng : 15:25, 18/02/2021

Giáo dục giới tính sẽ vẫn là một chủ đề gây tranh cãi ở Philippines. Trong đó, tôn giáo sẽ đóng vai trò không nhỏ.

Các trường hợp mang thai ở tuổi vị thành niên ở Philippines đang tiếp tục tăng cao. Với 504 bà mẹ tuổi vị thành niên sinh con mỗi ngày tính đến năm nay, Ủy ban Dân số và Phát triển (PopCom) cuối năm kêu gọi Tổng thống Duterte tuyên bố mang thai ở tuổi vị thành niên là tình trạng khẩn cấp quốc gia.

PopCom cho rằng "sự suy đồi đạo đức" là lý do hàng đầu cho sự gia tăng tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên ở Philippines. Giám đốc Lydio Español Jr. bày tỏ lo ngại rằng “sự đóng góp của niềm tin tôn giáo trong việc tiết chế các hoạt động tình dục trước hôn nhân” ngày càng giảm dần trong những năm qua. Và ngoài việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, PopCom còn rằng điều quan trọng là phải tập hợp vai trò của niềm tin tôn giáo trong việc hạn chế mang thai ở tuổi vị thành niên.

Español mong muốn tích hợp “giáo dục giới tính toàn diện” trong chương trình giảng dạy ở trường bắt đầu từ Lớp 5. Các môn học sẽ mang thông điệp “Piliin ang Pangarap, Huwag Ipagpalit sa Sandaling Sarap” (Hãy chọn giấc mơ, đừng đánh đổi một phút giây nào).
Có rất nhiều thứ để giải mã từ thông điệp này. Nhưng chúng ta cứ hãy bắt đầu với niềm tin rằng tiết chế có tác dụng ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn - và giáo dục giới tính đóng vai trò như thế nào đối với thực tế này.

Không có gì sai khi tránh quan hệ tình dục vì lý do cá nhân hoặc niềm tin tôn giáo. Nếu bạn có tin vào việc chờ đợi ăn trái cấm cho đến khi kết hôn, thì bằng mọi cách, bạn sẽ làm được. Sẽ chỉ sai trái là buộc người khác phải tuân theo niềm tin của chính bạn - và lên án họ vì đã làm khác bạn.

filippine_-_0310_-_vescovi_filippini_contro_proposta_del_governo_di_tassare_gli_istituti_scolastici_religiosi_.jpg

Tình dục không phải là vấn đề đạo đức; đó là một quá trình sinh học. Vì vậy, bạn không thể gắn khái niệm sai hay đúng vào một hành động tự nhiên như vậy, trừ khi nó được thực hiện mà không có sự đồng thuận. Vì vậy, nói rằng quan hệ tình dục tương đương với việc “gác lại những giấc mơ của bạn cho một vài phút vui vẻ” là phi logic. Ngoài ra, đừng phủ nhận rằng khái niệm “tiết chế cho đến khi kết hôn” và trinh tiết là sản phẩm của một xã hội phụ hệ.
Thêm vào đó, hàng chục nghiên cứu đã chứng minh rằng "tiết chế" không giúp ích cho việc giảm khả năng mang thai ở tuổi vị thành niên. Thà xây dựng các chương trình phổ biến “sử dụng bao cao su” còn có ý nghĩa hơn.


Đây là lúc giáo dục giới tính trở nên cần thiết

Giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên dạy họ về hậu quả của quan hệ tình dục không an toàn và giúp họ có trách nhiệm hơn trong tình dục. Mặt khác, kế hoạch hóa gia đình là nền tảng quan trọng cần có đối với các cặp vợ chồng, nhưng tình dục an toàn là một chủ đề khác mà chúng ta nên chú trọng. Vì thực hành tình dục an toàn không chỉ hạn chế mang thai ngoài ý muốn mà còn bảo vệ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Chương trình giáo dục giới tính của Philippines là hiện thực hóa luật Sức khỏe sinh sản (Đạo luật SKSS) trong giáo dục. Philippines đã thông qua Đạo luật chăm sóc sức khỏe sinh sản và làm cha mẹ có trách nhiệm năm 2012 sau 14 năm chờ đợi. Thông qua đạo luật này, chính phủ đã lồng ghép giáo dục giới tính vào chương trình giảng dạy ở trường công cho học sinh từ 10 đến 19 tuổi. Philippines cũng tài trợ cho các phương tiện tránh thai miễn phí hoặc trợ giá tại các trung tâm y tế và trường học công lập.

Chính phủ coi Đạo luật SKSS là công cụ để đối phó với nhiều vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến đất nước, chẳng hạn như tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tử vong liên quan đến thai nghén và sự gia tăng các trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Hơn nữa, tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên ở Philippines là phổ biến, nơi 9% phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 19 bắt đầu sinh con.

Thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản có liên quan đáng kể đến tình trạng nghèo đói, đặc biệt là đối với tình trạng dân số quá đông. Do đó, Đạo luật SKSS nhằm giúp dân số đưa ra quyết định sáng suốt về sức khỏe sinh sản của họ. Nó cung cấp khả năng tiếp cận bình đẳng hơn đối với giáo dục giới tính, đồng thời đảm bảo rằng chính phủ tái khẳng định cam kết bảo vệ quyền sinh sản của phụ nữ, cung cấp thông tin kế hoạch hóa gia đình dễ tiếp cận và thuê các chuyên gia sức khỏe bà mẹ có tay nghề cao làm việc ở cả khu vực thành thị và nông thôn của Philippines.

Nhưng kể từ khi dự luật Sức khỏe Sinh sản có hiệu lực vào năm 2012, việc triển khai chương trình giáo dục giới tính toàn diện trong các trường học ở Philippines vẫn chưa được tiến hành.

Philippines đạt được tiến bộ rất chậm trong việc áp dụng giáo dục giới tính. Lý do quan trọng là sự phản đối từ Giáo hội tác động đến các bậc phụ huynh. Khoảng 80% dân số Philippines xác định là Công giáo La Mã. Theo đó, Giáo hội Công giáo ảnh hưởng phần lớn đến tình trạng giáo dục giới tính trong nước. Giáo hội Công giáo phản đối quan hệ tình dục ngoài hôn nhân và lo ngại giáo dục giới tính sẽ làm gia tăng quan hệ tình dục. Do đó, Giáo hội Công giáo vẫn chỉ trích Đạo luật SKSS, làm gia tăng khó khăn trong việc đưa Đạo luật SKSS vào hành động cụ thể.

Ngoài ra, Giáo hội Công giáo phản đối việc thực hiện giáo dục giới tính trong trường học cũng như phân phối các biện pháp tránh thai. Giáo hội thích dựa vào cha mẹ để dạy con cái của họ về sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, nhiều gia đình hoặc không biết làm như vậy hoặc sẽ không trực tiếp giải quyết vấn đề này với con cái của họ.
Có thể thấy Giáo hội Philippines một mặt giúp duy trì đức tin cho mọi người để hạn chế quan hệ trước hôn nhân nhưng mặt khác lại mâu thuẫn với việc dọn đường cho Giáo dục giới tính.

Đến lúc bắt buộc giảng dạy giáo dục tình dục

Đại dịch COVID-19 đã khiến các nhà lập pháp của Philippines chú ý đến cuộc khủng hoảng mang thai ngoài ý muốn. Thượng nghị sĩ Risa Hontiveros giải thích rằng những người trẻ tuổi dễ bị quan hệ tình dục không an toàn hơn do sự giãn cách cộng đồng, điều này có thể làm tăng các trường hợp mang thai ngoài ý muốn.

Viện Dân số UP đã dự đoán về sự bùng nổ trẻ sơ sinh vào năm 2021 vì đại dịch. Thượng nghị sĩ Hontiveros lập luận rằng trải qua thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh không phải là vấn đề mà vấn đáng e ngại 751.000 trẻ sơ sinh được sinh ra từ các trường hợp mang thai ngoài ý muốn và ở tuổi vị thành niên.

“Con số này thật đáng báo động. Và lần này, chúng ta không chỉ quan tâm đến cuộc sống của các bà mẹ ở tuổi vị thành niên, chúng tôi còn lo lắng rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã quá tải của chúng ta không thể đáp ứng cho trẻ sơ sinh và bà mẹ trẻ”, Thượng nghị sĩ Hontiveros cho biết.

Do đó, Thượng nghị sĩ Hontiveros đã đệ trình Dự luật số 1334 của Thượng viện hoặc Đạo luật Phòng chống Mang thai Vị thành niên. Dự luật nhằm đưa Chương trình giáo dục giới tính trở thành bắt buộc trong trường học. Mục tiêu là bình thường hóa các cuộc thảo luận về tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên, xóa bỏ sự kỳ thị xung quanh việc sử dụng các biện pháp tránh thai và phòng chống bệnh tật.

Thượng nghị sĩ nói thêm rằng cần tận dụng không gian kỹ thuật số để giáo dục giới tính hơn nữa cho thanh thiếu niên. “Chúng ta cần phải có chiến lược với các chiến dịch thông tin của mình để đảm bảo rằng thanh thiếu niên hiểu được tầm quan trọng của tình dục an toàn và sức khỏe tình dục, giúp họ áp dụng các bài học vào thực tế”, Hontiveros nói.

Một mục tiêu khác của Đạo luật Phòng chống Mang thai ở Vị thành niên là cung cấp bảo trợ xã hội cho các bà mẹ vị thành niên. Các bà mẹ tuổi teen thường bị kỳ thị khiến họ khó lấy lại được bình tĩnh. Dự luật nhằm hỗ trợ những phụ nữ trẻ này, giúp họ hoàn thành việc học, tìm việc làm tốt và lập kế sinh nhai.

Mặc dù dự luật do Thượng nghị sĩ Hontiveros đề xuất là một bước đi đúng hướng, nhưng Philippines vẫn còn một chặng đường dài để tiếp cận tư tưởng tự do về sức khỏe sinh sản và tình dục bắt đầu từ giáo dục.

Cũng có tín hiệu tích cực Bộ Giáo dục đang xem xét có một môn học giáo dục giới tính riêng thay vì tích hợp nó với các môn học khác. Điều này cho phép các trường có giáo viên chuyên về lĩnh vực này hơn là yêu cầu các nhà giáo dục khác sửa đổi chương trình giảng dạy của họ.

Một dấu ấn quan trọng khác là Bộ trưởng DepEd Leonor Briones đã khiển trách các trường đuổi học sinh mang thai. Việc đuổi học những nữ sinh có thai chỉ làm tăng thêm sự kỳ thị về quan hệ tình dục trước hôn nhân, điều mà giáo dục giới tính trước đây không hướng tới.

Tú Viên