Cụ bà 118 tuổi được chọn rước đuốc Olympic Tokyo 2020
Thể thao - Ngày đăng : 16:18, 05/03/2021
Kane Tanaka, người đã hai lần sống sót sau căn bệnh ung thư, sống qua hai trận đại dịch toàn cầu và yêu thích đồ uống có ga, sẽ tiếp thêm ngọn lửa Olympic khi nó đi qua Shime, ở quận Fukuoka, quê hương của bà.
Trong khi gia đình của bà Tanaka sẽ đẩy bà trên chiếc xe lăn với quãng đường hơn 100m thì người phụ nữ cao tuổi nhất thế giới vẫn quyết tâm đi những bước cuối cùng để truyền ngọn đuốc cho người chạy tiếp theo.
Để chuẩn bị cho sự kiện đặc biệt này, hồi tháng 1, bà đã được gia đình tặng cho một đôi giày nhân dịp sinh nhật lần thứ 118 của mình.
"Thật tuyệt khi bà đến tuổi đó và vẫn có thể duy trì lối sống năng động. Chúng tôi muốn những người khác nhìn thấy điều đó, được lan tỏa cảm hứng và không nghĩ tuổi tác là rào cản", Eiji Tanaka, 60 tuổi, cháu trai của bà chia sẻ.
Tại các kỳ Olympic trước, có những người từng giữ kỷ lục là người cầm đuốc Olympic cao tuổi nhất, bao gồm Aida Gemanque của Brazil đã thắp sáng ngọn đuốc tại Thế vận hội mùa hè Rio 2016 ở tuổi 106 và vận động viên bóng bàn Alexander Kaptarenko, người đã chạy với ngọn đuốc tại Thế vận hội mùa đông Sochi 2014 ở tuổi 101.
Cuộc sống của cụ bà siêu thọ
Bà Tanaka sinh năm 1903 - năm mà các nhà tiên phong hàng không như Orville và Wilbur Wright làm nên lịch sử khi hoàn thành chuyến bay sử dụng động cơ đầu tiên trên thế giới.
Bà kết hôn năm 19 tuổi và có 4 người con với người chồng là chủ cửa hàng gạo. Và từ đó đến nay, bà làm việc trong cửa hàng của gia đình cho đến năm 103 tuổi. Bà có 5 người cháu và 8 chắt.
Bà đã sống qua hai cuộc chiến tranh thế giới và trải qua đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, mặc dù cháu trai bà Eiji nói: "Tôi không nhớ là bà có nói nhiều về quá khứ không nữa. Bà là người có suy nghĩ rất cầu tiến và thực sự thích sống ở hiện tại."
Và số tuổi của bà cũng gần bằng tuổi của Thế vận hội Olympic hiện đại, bắt đầu vào năm 1896.
Khi Thế vận hội được tổ chức lần cuối tại Tokyo vào năm 1964, Tanaka đã 61 tuổi. Nếu tính cả các kỳ Thế vận hội của mùa hè và mùa đông thì Olympic năm nay sẽ là lần thứ 49 trong cuộc đời của bà.
Hiện tại, bà Tanaka sống trong một viện dưỡng lão, nơi bà thường thức dậy lúc 6 giờ sáng và thích chơi bàn cờ Othello. Vì dịch COVID-19, gia đình của Tanaka đã không thể đến thăm bà trong 18 tháng qua cho biết rằng, sự tò mò học hỏi và làm toán là cách để giữ đầu óc nhạy bén và cơ thể khỏe mạnh của bà.
Tuy nhiên, bà Tanaka không phải là cụ già trăm tuổi duy nhất của Nhật Bản.
Năm ngoái, Nhật Bản ghi nhận hơn 80.000 người sống thọ, theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi nước này - đánh dấu mức tăng năm thứ 50 liên tiếp về tuổi thọ của người già.
Vào năm 2020, cứ 1.565 người ở Nhật Bản thì có một người trên 100 tuổi, trong đó, hơn 88% là phụ nữ.
Trung bình tuổi thọ của phụ nữ Nhật là 87,45 so với 81,4 ở nam giới, theo số liệu của chính phủ công bố vào tháng 7.2020.
Vào năm 2019, Sách kỷ lục Guinness thế giới đã chứng nhận bà Tanaka là người sống lâu nhất trên thế giới và giờ đây bà đang hướng tới một cột mốc quan trọng khác - kỷ lục người già nhất thế giới từng sống được nắm giữ bởi một phụ nữ Pháp - người đã qua đời ở tuổi 122.
"Bà nói rằng nói rằng bà rất muốn phá vỡ kỷ lục đó," Eiji Tanaka, cháu của bà Tanaka nói.
Lễ rước đuốc Thế vận hội Olympic trong dịch COVID-19
Gia đình của Tanaka cho biết bà chưa tập luyện gì cho việc rước đuốc, nhưng rất vui mừng khi được tham gia vào Thế vận hội Olympic.
“Bà ấy luôn yêu thích các lễ hội,” Eiji Tanaka nói.
Nhưng việc tham gia vào sự kiện thể thao này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bà và cả thời tiết.
Tại Nhật Bản, nhằm đối phó với dịch COVID-19, lễ rước đuốc Olympic Tokyo 2020 đã bị trì hoãn bởi đại dịch bắt đầu ở tỉnh Fukushima vào ngày 25.3.
Theo kế hoạch, các ngọn đuốc sẽ được rước qua các khu vực bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần kinh hoàng năm 2011 ở Tohoku, đánh dấu kỷ niệm 10 năm thảm họa, trước khi đi khắp mọi nơi của Nhật Bản.
Cuộc tiếp sức này sẽ được phát trực tiếp và những người cổ vũ được khuyến cáo là "ủng hộ bằng một tràng pháo tay thay vì la hét hoặc cổ vũ."
“Những người cầm đuốc sẽ được kiểm tra sức khỏe hằng ngày vào hai tuần trước khi tiếp sức và hạn chế các hoạt động có thể có nguy cơ lây nhiễm cao, chẳng hạn như đi ăn bên ngoài hoặc đến những nơi đông người”, các quan chức chính phủ khuyến cáo.
Nhật Bản cũng khuyến cáo người dân biện pháp phòng chống sự lây lan coronavirus bằng "3 C", nghĩa là tránh không gian kín, tránh đông người và tránh tiếp xúc gần.
Những người muốn xem cuộc tiếp sức đốt đuốc ở Thế vận hội Olympic 2020 từ bên đường phải đeo khẩu trang, còn nếu không khỏe thì nên ở nhà và không được đi ra ngoài khu vực mình sinh sống.