Reuters cảm thương thợ cắt tóc Việt 1 tay bị chồng bỏ sau tai nạn, một mình nuôi hai con
Văn hóa - Ngày đăng : 11:50, 12/03/2021
Cách đây 4 năm, một tai nạn giao thông khiến chị Lê Thị Kim Trâm mất đi cánh tay trái.
Cụ thể hơn, sáng tháng 8.2016, khi lấy xe máy chở người em đi công chuyện ở Đồng Nai, chị Lê Thị Kim Trâm té ngã và bị chiếc xe tải từ phía sau lao đến đè nát cánh tay. Tỉnh dậy trong bệnh viện với khuôn mặt biến dạng, tay trái không còn, chị Lê Thị Kim Trâm không dám nhìn vào vết thương, rơi nước mắt khi thấy người nhà và những bệnh nhân khác trong phòng nhìn mình.
Ban đầu chị Trâm nghĩ đời mình thế là hết, không thể tiếp tục làm nghề nên định sẽ lấy vé số hay thức ăn để bán. Song trong lòng, khao khát được làm tiếp nghề cắt tóc do người cha đã khuất truyền lại vẫn cháy bỏng.
Trong lúc chấn thương, nằm viện và hồi phục sức khỏe, người phụ nữ 42 tuổi nghĩ cách tiếp tục mưu sinh bằng cắt tóc, nghề mà ba thế hệ trong gia đình theo đuổi.
Tệ hơn nữa, chồng Trâm đã bỏ chị sau tai nạn khiến cánh tay phải bị cắt cụt, đồng nghĩa với việc giờ đây chị phải một mình nuôi bản thân và hai con.
Một tháng sau khi xuất viện, chị Lê Thị Kim Trâm đã tìm ra một cách cắt tóc mới, nâng các lọn tóc lên nhanh chóng và cắt tỉa trước khi chúng hạ xuống.
“Tôi bị mất bàn tay thường cầm lược, nên tôi phải nghĩ cách cầm lược để bàn tay cắt kéo của mình có thể cắt tóc”, chị Trâm chia sẻ từ tiệm của mình tại TP.HCM.
Để làm điều đó, trước tiên, Lê Thị Kim Trâm sẽ dành đến 1 giờ cho việc cắt tỉa mà trước đây có thể chỉ mất 5 phút, chị nói.
Giờ đây, Trâm đã đăng ký kinh doanh, thay lưỡi tông đơ trên đùi mình và ngậm vòi hoa sen vào miệng khi gội đầu cho khách.
Nguyễn Văn Trí (nhân viên văn phòng) thừa nhận ban đầu có chút lo lắng khi chị Trâm cắt tóc cho anh. Thậm chí bằng cả hai tay, những người thợ cắt tóc khác có thể làm hỏng một vết cắt, anh Trí nói.
“Nhưng sau lần đầu tiên, thấy mái tóc của mình được làm đẹp, tôi tiếp tục quay lại”, chàng trai 25 tuổi cho biết.
Dù đã vượt qua rất nhiều trở ngại, Trâm vẫn ước mơ một ngày nào đó sẽ có cánh tay giả, chẳng hạn cánh tay robot.
“Bạn có thể làm bất cứ điều gì bằng một tay khi luyện tập, nhưng bạn có thể làm tốt hơn bằng cả hai tay”, chị Trâm nói.