Bão cát lớn nhất thập kỷ càn quét miền bắc Trung Quốc: ‘Vì sao Vạn Lý Trường Thành không hoạt động?’
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 22:00, 15/03/2021
Bão cát đã tấn công 12 tỉnh ở miền bắc Trung Quốc từ tây sang đông khi xâm nhập vào lãnh thổ nước này từ phía tây nam của nước láng giềng Mông Cổ kể từ chiều 14.3 với luồng gió.
Các nhà phân tích Trung Quốc cho biết vai trò của Chương trình Rừng trú ẩn Ba Bắc (TSFP) được thiết lập ở tây bắc, bắc và đông bắc Trung Quốc, được gọi là "bức tường xanh vĩ đại", là chặn bụi trôi dạt trong khu vực trồng rừng. Nó không thể ngăn sa mạc và các khu vực Gobi có cát bụi. Tác động của các dự án shelterbelt sẽ bị hạn chế nếu các chất của bão cát không bắt nguồn từ khu vực địa phương mà từ các vùng xa xôi, chẳng hạn như trận bão cát từ Mông Cổ này.
Shelterbelt là hàng cây hoặc bụi cây được trồng để bảo vệ một khu vực, đặc biệt là cánh đồng nông trại, khỏi gió mạnh và sự xói mòn mà chúng gây ra.
Để giải quyết một cách căn bản nguyên nhân gốc rễ của nó, cần có sự hợp tác toàn cầu trong việc giải quyết vấn đề sa mạc hóa.
Bắt nguồn từ Mông Cổ
Người dân ở Bắc Kinh thức dậy vào sáng 15.3 và thấy toàn bộ thành phố bị bao phủ bởi lớp bụi màu vàng. Nhiều người băn khoăn không biết mắt mình có bị mù không?! Hầu như không nhìn thấy các tòa nhà cao chọc trời và đường phố dường như được bao phủ bởi một bộ lọc ảnh kiểu cũ.
Một số dân mạng lạc quan đã lên các nền tảng mạng xã hội, bàn tán về cơn bão bụi mà họ chưa từng thấy trong nhiều năm.
Nhiều người nói đùa rằng đã ảo tưởng đồng hồ quay trở lại năm 2009 khi Bắc Kinh hứng chịu những trận bão bụi nghiêm trọng. Thời điểm này, bộ phim Avatar từ năm 2009 bất ngờ được chiếu trong các rạp ở Trung Quốc và gây sốt.
Tầm nhìn ở hầu hết các khu vực của Bắc Kinh là dưới 1.000 mét và đưa PM10 gần 10.000 microgam/m3 ở trung tâm thành phố vào sáng 15.3.
Bụi hay hợp chất có trong bụi được gọi chung là Particulate Matter, ký hiệu PM. Các hạt bụi mịn có kích thước siêu vi được biết đến nhiều nhất là PM10 với có kích thước đường kính từ 2.500 tới 10.000 microgam/m3.
Đài quan sát khí tượng Bắc Kinh cho biết thủ đô Trung Quốc đã ban hành cảnh báo màu vàng về bão cát lúc 7 giờ 25 sáng, nhắc công chúng nên có các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Với cảnh báo màu vàng, người dân được khuyến khích tạm dừng mọi hoạt động ngoài trời và đeo khẩu trang bảo vệ.
Tính đến thời điểm viết bài, cơn bão bụi đã dẫn đến việc hủy bỏ ít nhất 54 chuyến bay tại hai sân bay ở Bắc Kinh và 52 chuyến bay tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, phía bắc Trung Quốc.
Thái Nguyên ở Trung Quốc cũng đã bị bao phủ trong bụi từ sáng nay với tầm nhìn chỉ ở mức 700 mét và tốc độ đạt 15 mét/giây.
Các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học ở các thành phố Bao Đầu và Mãn Châu Lý của Nội Mông, phía bắc Trung Quốc đã đóng cửa hôm nay. Một số tuyến xe buýt thành phố ở Mãn Châu Lý cũng tạm ngừng hoạt động.
Trong khi các trận bão cát mạnh đã tấn công miền bắc Trung Quốc, Mông Cổ đã báo cáo thời tiết bão tuyết và bụi cát mạnh vào cuối tuần qua ở nhiều tỉnh.
Theo Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Quốc gia Mông Cổ, tốc độ gió đã từng lên tới 20 mét/giây và đã có những cơn gió giật lên tới 30 đến 34 mét/giây.
Mông Cổ báo cáo 10 người chết, trong đó có một bé trai 5 tuổi, và 590 người mất tích.
Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Quốc gia Mông Cổ cho biết thời tiết đã gây thiệt hại cho ít nhất 58 người dân, hơn 120 hộ gia đình bị phá hủy và khoảng 1.200 vật nuôi bị thổi bay. Nhiều tuyến cáp điện bị cắt gây mất điện tại các tỉnh như Uv và Khentii.
Ulaanbaatar, thủ đô của Mông Cổ, bị bao phủ bởi lớp cát dày. Cơn bão bụi ở Ulaanbaatar kéo dài khoảng 3 giờ trước khi không khí lạnh từ phía tây bắc di chuyển bụi xuống phía nam.
Đài quan sát khí tượng trung ương Trung Quốc đã gọi trận bão cát hôm 15.3 là cơn cát bụi dữ dội nhất ở Trung Quốc trong thập kỷ qua, và phạm vi bão bụi cát cũng rộng nhất 10 năm qua.
Cần nỗ lực toàn cầu
Có vẻ như tần suất bão cát đã giảm xuống trong những năm gần đây, nhưng điều gì đã gây ra thời tiết bụi cát mạnh vào hôm nay và tại sao các shelterbelt mà Trung Quốc thiết lập ở miền bắc nước này lại không ngăn được làn sóng bão cát từ Mông Cổ?
Wang Gengchen, một nhà nghiên cứu tại Viện Vật lý Khí quyển thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, nói với Thời báo Hoàn cầu rằng nguồn cát, lốc xoáy và chuyển động của dòng chảy là ba yếu tố để hình thành bão cát. Đó chỉ là những cơn lốc xoáy mạnh khiến một lượng lớn bụi ở Mông Cổ bị hút vào độ cao lớn và bị áp lực bởi chất kháng đông, bụi cuối cùng được chuyển đến lãnh thổ Trung Quốc từ Mông Cổ.
Các shelterbelt đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm tần suất cát và bụi thời tiết ở miền bắc Trung Quốc trong những năm qua, nhưng tác dụng rất hạn chế khi có trường gió quy mô lớn và đặc biệt là với các quá trình thời tiết mạnh như thế này, Wang Gengchen lưu ý.
Dữ liệu của Cục Khí tượng Bắc Kinh cho thấy các trận bão cát gần đây ở Bắc Kinh xảy ra vào ngày 15.4.2015 và 18.3.2020. Kể từ những năm 1980, số ngày bụi trung bình ở Bắc Kinh trong tháng 3 là 2,4. Số ngày bụi lớn nhất kể từ năm 2000 xảy ra vào năm 2001 khi ghi nhận 9 ngày bão cát trong một năm.
Shelterbelt sẽ làm giảm lượng bụi trong khu vực của nó, ngăn chặn cát trôi, nhưng không thể ngăn các khu vực sa mạc và Gobi với các dự án trồng rừng có bụi cát. Đó là lý do tại sao các shelterbelt không ngăn được làn sóng bão cát này từ Mông Cổ.
Chuyên gia cho biết các shelterbelt đóng một vai trò trong việc giảm cát và bụi thời tiết, nhưng không thể cản được bão cát, điều này nằm ở việc ngăn chặn và kiểm soát nguồn cát.
Do sự nóng lên toàn cầu và phát triển quá mức, các vấn đề sinh thái ở Mông Cổ ngày càng trở nên nổi cộm. Khoảng 70% diện tích đất nước đang phải đối mặt với tình trạng sa mạc hóa ở nhiều mức độ khác nhau và đang có xu hướng mở rộng liên tục.
Mông Cổ là quốc gia chăn nuôi truyền thống với hơn 70 triệu con gia súc vào năm 2020. Việc chăn thả quá mức đã khiến đồng cỏ bị thoái hóa. Các yếu tố thủ công khác như hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản lộn xộn cũng thúc đẩy quá trình sa mạc hóa đồng cỏ.
Thời báo Hoàn cầu cho biết Chính phủ Mông Cổ đã thực hiện hơn 20 kế hoạch bảo vệ môi trường nhưng không đạt được kết quả rõ ràng về mặt kiểm soát sa mạc hóa. Ví dụ, than từ các mỏ ở vùng sa mạc Gobi của Mông Cổ được vận chuyển đến cảng bằng đường bộ, gây ra thiệt hại lớn cho môi trường đồng cỏ ở Gobi.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng một nửa số trận bão cát của Trung Quốc đến từ bụi ở Mông Cổ, có nghĩa là việc ngăn chặn và kiểm soát thời tiết bụi cát là nhiệm vụ không thể đạt được nếu không có sự hợp tác môi trường toàn cầu, theo Chen Guangting, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc.
Cơn bão cát có nguồn gốc từ Mông Cổ này dự kiến sẽ trôi vào Hàn Quốc thông qua gió bắc vào sáng 16.3.
Một số phương tiện truyền thông Hàn Quốc đã làm nổi bật câu chuyện bằng cách đưa lên các tiêu đề có từ Trung Quốc và đăng hình ảnh về Bắc Kinh trong các bài viết. Những bái viết như thế này đã làm dấy lên cảm xúc của dân mạng Hàn Quốc, với một số người đổ lỗi cho Trung Quốc vì đã mang ô nhiễm tới nước họ.
Các nhà quan sát Trung Quốc chỉ ra rằng truyền thông Hàn Quốc thường sử dụng Trung Quốc làm vật tế thần mỗi khi có bão cát và ô nhiễm không khí.
Cho rằng thời tiết khắc nghiệt là kẻ thù chung của nhiều quốc gia Đông Á, giới quan sát nhấn mạnh rằng chỉ khi các cơ quan khí tượng và truyền thông đưa tin về thời tiết một cách khách quan, khoa học, các quốc gia mới có nhiều khả năng chung tay khắc phục sự cố hơn là biến thời tiết thành công cụ cực đoan để kích động dư luận.