Nhà lập pháp thuộc đảng của bà Thái Anh Văn tố Trung Quốc ủng hộ quân đội Myanmar đảo chính

Quốc tế - Ngày đăng : 21:00, 21/03/2021

Hàng trăm người từ cộng đồng người Myanmar ở Đài Loan đã tập hợp tại trung tâm Đài Bắc hôm 21.3 để phản đối quân đội đảo chính, hát những bài thách thức, cầm hoa hồng trắng và đỏ để tang những đồng bào đã chết.

Đài Loan là nơi sinh sống của khoảng 40.000 người gốc Myanmar, hầu hết trong số họ là gốc Hoa. Một số là hậu duệ của quân đội Quốc dân đảng bị mắc kẹt ở Miến Điện (sau đó được gọi là Myanmar) vào cuối cuộc nội chiến Trung Quốc năm 1949. Những người khác đã đến Đài Loan gần đây hơn, chạy trốn khỏi sự đàn áp và thể hiện tình cảm chống Trung Quốc.

Mặc trang phục màu trắng, màu tang tóc, cầm di ảnh của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi bị giam giữ và các khẩu hiệu lên án cuộc đảo chính, khoảng 400 người đã biểu tình tại Quảng trường Tự do của Đài Bắc, chủ yếu là người Miến Điện gốc Hoa nhưng cũng có công dân Myanmar, Đài Loan và Hồng Kông.

Người dân Myanmar một lần nữa buộc phải sống dưới cái bóng đen tối của chế độ quân phiệt. Là một người di cư từ Myanmar, hôm nay chúng tôi tụ họp ở đây để tỏ lòng thành kính với những người đồng hương và anh hùng đã ngã xuống ở đó”, Thomas Chen (28 tuổi, sinh ra ở thành phố Yangon lớn nhất Myanmar, giáo viên tiếng Miến Điện tại Đại học Soochow ở Đài Bắc) nói với đám đông.

Mọi người hát “Chúng tôi sẽ không hài lòng cho đến ngày tận thế” (ca khúc bằng tiếng Miến Điện từ cuộc nổi dậy ủng hộ dân chủ năm 1988 của đất nước nhưng bị chính quyền quân sự vào thời điểm đó đàn áp một cách tàn bạo) và cúi đầu cầu nguyện để tưởng nhớ cái chết.

Hung Sun-han, nhà lập pháp thuộc đảng Dân chủ Tiến bộ cầm quyền ở Đài Loan của bà Thái Anh Văn, đã chỉ trích Trung Quốc ủng hộ cuộc đảo chính ở Myanmar. Trung Quốc phủ nhận điều đó, dù nhiều người Myanmar coi nước này đang ủng hộ quân đội lật đổ chính quyền dân sự vào ngày 1.2.

Chúng tôi biết rằng đằng sau cuộc đảo chính quân sự này có lực lượng từ Trung Quốc. Đây là điều mà mọi người không thể chịu đựng được”, ông Hung Sun-han nói với những người biểu tình.

nha-lap-phap-dang-cua-ba-thai-anh-van-to-trung-quoc-ung-ho-dao-chinh-o-myanmar.jpg
nha-lap-phap-dang-cua-ba-thai-anh-van-to-trung-quoc-ung-ho-dao-chinh-o-myanmar1.jpg
nha-lap-phap-dang-cua-ba-thai-anh-van-to-trung-quoc-ung-ho-dao-chinh-o-myanmar12.jpg
Nhiều người cầm biểu ngữ tụ tập ở Đài Bắc, Đài Loan ngày 21.3 để phản đối cuộc đảo chính của quân đội Myanmar - ảnh: Reuters

Chủ nhật tuần trước chứng kiến ​​các cuộc tấn công đốt phá 32 công ty do Trung Quốc đầu tư ở Hlaingthaya, ngoại ô Yangon. Hôm 15.3, Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar nói rằng 32 nhà máy đã bị phá hoại gây thiệt hại lên tới 36,89 triệu USD.

Nhiều người gốc Hoa xuống đường biểu tình phản đối cuộc đảo chính. Mọi người biết cách phân biệt giữa người Hoa gốc Miến Điện và chính phủ Trung Quốc”, Wei Lin, người đã sống qua các cuộc bạo động chống Trung Quốc ở Yangon năm 1967, chia sẻ.

Người biểu tình Myanmar thách thức khi lãnh đạo quân đội nhắc nhở về 'các mối đe dọa từ bên ngoài'

Những người biểu tình ở Myanmar vẫn duy trì sự phản đối không khoan nhượng với sự cai trị của quân đội bất chấp số người chết gia tăng dưới tay lực lượng an ninh.

Một người đàn ông đã thiệt mạng và vài người bị thương khi cảnh sát nổ súng vào nhóm đang dựng rào chắn ở thị trấn trung tâm Monywa, bác sĩ ở đó cho biết.

Bạo lực đã buộc những người kiên quyết chống lại chính quyền quân đội nghĩ ra những cách mới để tạo lập chỗ đứng của họ.

Đám đông ở gần 20 nơi trên khắp Myanmar đã tổ chức các cuộc biểu tình dưới ánh nến vào đêm 20.3 và sang ngày 21.3, từ thành phố Yangon lớn nhất Myanmar đến các cộng đồng nhỏ ở bang Kachin phía bắc Myanmar và thị trấn Kawthaung ở cực nam.

Hàng trăm người ở thành phố Mandalay lớn thứ hai Myanmar, bao gồm cả nhiều nhân viên y tế mặc áo khoác trắng, đã diễu hành trước khi mặt trời mọc trong "cuộc biểu tình bình minh", video do cổng thông tin Mizzima đăng tải cho thấy.

Sự thất bại của chế độ quân sự, sự nghiệp của chúng ta, sự nghiệp của chúng ta… nền dân chủ liên bang, sự nghiệp của chúng ta”, đám đông hô vang khi bầu trời bắt đầu sáng và tiếng chim kêu từ những tán cây trên những con đường vắng vẻ.

Những người biểu tình ở một số nơi có sự tham gia của các nhà sư Phật giáo cầm nến, trong khi một số người dùng nến để tạo thành hình ba ngón tay chào.

Những người khác xuất hiện muộn hơn vào Chủ nhật, bao gồm cả đám đông ở Monywa, nơi cảnh sát nổ súng.

"Bắn tỉa, bắn tỉa" là tiếng hét trong video ngay sau khi người đàn ông bị bắn vào đầu và nhiều phát súng hơn vang lên.

Người phát ngôn của quân đội Myanmar không đưa ra bình luận nhưng trước đó cho biết lực lượng an ninh chỉ sử dụng vũ lực khi cần thiết.

Số người chết kể từ cuộc đảo chính đã tăng lên ít nhất 248, dựa trên kết quả kiểm kê của nhóm Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị.

Quân đội cho biết có hai cảnh sát đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình.

Các nước phương Tây đã nhiều lần lên án các cuộc đảo chính và bạo lực. Các nước láng giềng châu Á, những người đã nhiều năm tránh chỉ trích lẫn nhau, cũng đã bắt đầu lên tiếng.

Tổng thống Indonesia - Joko Widodo, trong những bình luận mạnh mẽ nhất được đưa ra bởi một nhà lãnh đạo ở Đông Nam Á, cho biết bạo lực nên dừng lại ngay lập tức. Ông đã kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp ở khu vực Đông Nam Á, trong đó Myanmar là một thành viên.

Thủ tướng Malaysia - Muhyiddin Yassin ủng hộ lời kêu gọi này và nói rằng ông kinh hoàng trước việc sử dụng liên tục bạo lực gây chết người với dân thường. Singapore cũng bày tỏ sự không đồng tình với quân đội Myanmar.

Chính quyền quân sự ở Myanmar nói rằng cuộc bầu cử ngày 8.11 mà đảng Liên minh Dân chủ vì Quốc gia (NLD) của bà Suu Kyi thắng là gian lận, cáo buộc đã bị ủy ban bầu cử bác bỏ. Các nhà lãnh đạo quân sự đã hứa tổ chức cuộc bầu cử mới nhưng không ấn định ngày.

Lãnh đạo cuộc đảo chính - Thống tướng Min Aung Hlaing hôm 20.3 tới thăm các đảo Coco, một trong những tiền đồn chiến lược quan trọng nhất của Myanmar, 400km về phía nam Yangon, và nhắc nhở các thành viên của lực lượng vũ trang ở đó rằng nhiệm vụ chính là bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa từ bên ngoài.

Các đảo này nằm gần một số tuyến đường vận chuyển quan trọng nhất thế giới, trong vùng biển mà Trung Quốc và Ấn Độ tìm cách thể hiện sức mạnh của họ. Cả hai cường quốc châu Á đều không lên tiếng phản đối mạnh mẽ cuộc đảo chính và bạo lực ở Myanmar.

Tờ báo Kyemon do nhà nước Myanmar điều hành đã đăng bài nhấn mạnh câu nói của anh hùng dân tộc Aung San (cha của bà Suu Kyi mất vào năm 1947): "Nhiệm vụ của mọi người là hy sinh cuộc đời của mình để bảo vệ và chống lại nước ngoài".

Năm nay 75 tuổi, Suu Kyi phải đối mặt với cáo buộc hối lộ và các tội danh khác có thể khiến bà bị cấm tham gia chính trị và đi tù nếu bị kết tội. Luật sư của Suu Kyi bác bỏ các cáo buộc này.

Nhân Hoàng