Các nhà khoa học Nga cảnh báo về hậu quả tan băng khi tàn phá rừng ở Sibir
Bảo vệ môi trường - Ngày đăng : 13:56, 01/11/2019
Do hậu quả của biến đổi khí hậu, lớp băng vĩnh cửu phía trên, tan vào mùa hè và đóng băng vào mùa đông (các nhà khoa học gọi lớp này là active layer), đang mở rộng hàng năm. Sự tan chảy của lớp đang hoạt động - đóng băng và tan băng đó dẫn đến sụt lún đất, xói mòn, lở đất và các hậu quả khác trở thành thảm họa cho đường xá, hạ tầng thông tin liên lạc và các tòa nhà.
Các nhà khoa học coi các khu rừng phía Bắc là lớp bảo vệ chính để băng vĩnh cửu khỏi tan ra. Tuy nhiên, ở Trung Yakutia, khu vực đông dân và phát triển nhất của Cộng hòa Sakha - Yakutia, rừng bị thiệt hại do cháy và nạn chặt phá thường xuyên.
Các nhà khoa học ở Chi nhánh Sibir Viện hàn lâm khoa học Nga đã điều tra cách phục hồi rừng ở Trung Yakutia sau các vụ cháy và phát quang cũng như ảnh hưởng của tàn phá rừng đến trạng thái của băng vĩnh cửu trong điều kiện nóng lên toàn cầu.
Hoá ra, trung bình, tình trạng chặt hạ rừng dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ mặt đất thêm 1°С và tăng độ dày lớp đang hoạt động - lớp băng vĩnh cửu phía trên, tan vào mùa hè và đóng băng vào mùa đông - thêm từ 0,8 đến 1m, có thể gây ra sự tan chảy của băng mặt đất và sụt lún bề mặt. Trong khi đó, sự phục hồi của rừng làm giảm nhiệt độ mặt đất và giảm độ dày lớp đang hoạt động, giúp ổn định lớp băng vĩnh cửu.
Theo các nhà nghiên cứu, phải mất 100 năm rừng mới dần được khôi phục. Đầu tiên, bụi cây bạch dương xuất hiện trên các khu vực bị tàn phá và sau 20-30 năm độ dày của lớp đang hoạt động mới giảm đi. Nhiệt độ đất đồng thời tiếp tục tăng. Trong 40-50 năm tiếp theo, rừng bạch dương thứ cấp mới mọc trên các khu vực bị thiệt hại và tình trạng băng vĩnh cửu mới ổn định.
Vũ Trung Hương