Mẹ bỏ việc đấu tranh nhiều tháng, lãnh đạo biểu tình và ca sĩ Thái xúc phạm vua được tại ngoại

Quốc tế - Ngày đăng : 19:24, 11/05/2021

Một tòa án ở Thái Lan hôm 11.5 đã cho phép hai thủ lĩnh của các cuộc biểu tình chống chính phủ được tại ngoại. Đây là hai người từng trải qua nhiều tuần bị giam giữ trước khi xét xử với tội danh xúc phạm vị vua Thái Lan quyền lực, luật sư của họ cho biết.

Parit "Penguin" Chiwarak (22 tuổi) và Chaiamorn "Ammy" Kaewwiboonpan (ca sĩ 32 tuổi, giọng ca chính của nhóm The Bottom Blues) được tại ngoại với điều kiện họ phải ở lại Thái Lan, tham gia các phiên tòa khi được triệu tập và không tham gia các hoạt động gây bất ổn, luật sư Krisadang Nutcharat của họ nói với Reuters.

Hồi tháng 3, ca sĩ Chai-amorn Kaewwiboonpan, được biết đến với biệt danh Ammy, đã bị cảnh sát giam giữ vì tội đốt bức chân dung của Quốc vương Thái Lan - Maha Vajiralongkorn, tờ Bangkok Post đưa tin.

Ca sĩ bị tình nghi phạm tội theo Điều 112 của Bộ luật Hình sự Thái Lan "Xúc phạm những nhân vật vĩ đại", có thể bị phạt tới 15 năm tù cho mỗi tình tiết xúc phạm nhà vua, hoàng hậu, người thừa kế ngai vàng hoặc nhiếp chính.

Ammy bị buộc tội cố ý đốt phá, tội danh mà Bộ luật Hình sự Thái Lan quy vào án tù 5 đến 20 năm và vi phạm Luật Tội phạm Máy tính dưới hình thức xúc phạm chế độ quân chủ.

lanh-dao-bieu-tinh-xuc-pham-vua-thai-lan-duoc-tai-ngoai.jpg
Parit "Penguin" Chiwarak giơ ba ngón tay chào khi đến tòa án hình sự ở Bangkok vào ngày 15.3
lanh-dao-bieu-tinh-xuc-pham-vua-thai-lan-duoc-tai-ngoai222.jpg
Cca sĩ Chaiamorn Kaewwiboonpan quay đầu lại nhìn khi đến tòa án hình sự ở Bangkok hôm 15.3

Cặp đôi đã bị từ chối bảo lãnh nhiều lần vì các cáo buộc liên quan đến các cuộc biểu tình vào năm ngoái, trong đó các lời kêu gọi cải cách chế độ quân chủ và từ chức của thủ tướng, người đầu tiên lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính.

Thông tin này chắc chắn mang lại niềm vui lớn cho gia đình của Parit "Penguin" Chiwarak và Chaiamorn "Ammy" Kaewwiboonpan. Trước đó, mẹ Parit "Penguin" Chiwarak là bà Sureerat Chiwarak (nhà tư vấn kinh doanh 51 tuổi) từng bỏ việc, cạo đầu thực hiện chiến dịch để tìm kiếm tự do cho con trai.

Sureerat Chiwarak từng cảm thấy tuyệt vọng và quyết phải làm điều gì đó sau khi con trai được đưa đến bệnh viện sau gần 8 tuần tuyệt thực.

" Con trai tôi sắp chết và tôi không thể làm gì với nó. Đó là một cảm giác khủng khiếp. Những người nắm quyền đang để con trai tôi chết. Việc cạo đầu chỉ là một bước khởi đầu. Đó là điều ít nhất tôi có thể làm khi chuẩn bị liều mạng vì con trai", Sureerat Chiwarak nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn.

Khi nhà chức bắt giam các nhà lãnh đạo biểu tình trẻ tuổi và phần lớn khiến chiến dịch của họ bị dừng lại, Sureerat Chiwarak đã thiết lập một liên minh khó tin với các bà mẹ khác, những người cũng đang tìm kiếm tự do cho con họ và chưa từng hoạt động chính trị trước đây.

Một nhóm nòng cốt gồm 5 bà mẹ, từ chủ doanh nghiệp đến nông dân trồng lúa, đã hình thành mối quan hệ khi họ gặp nhau trong các chuyến đi đến tòa án và nhà tù để gặp con mình.

Trọng tâm của chiến dịch của họ là trả tự do cho con cái, không phải là mục tiêu mà các nhà hoạt động trẻ tuổi đưa ra. Song với một số người, những nỗ lực của họ đã trở nên đan xen với một số vấn đề khiến những người trẻ tuổi gặp rắc rối.

Các bà mẹ gần đây đã tổ chức một số cuộc biểu tình im lặng, đứng cùng nhau trong 1 giờ 12 phút - tham chiếu đến Điều 112 trong bộ luật hình sự về tội xúc phạm chế độ quân chủ - bên cạnh những tấm bìa cứng có hình con họ và thể hiện hành động chào thách thức bằng ba ngón tay để kêu gọi cho chúng được tại ngoại.

Tòa án đã nhiều lần từ chối 6 nhà lãnh đạo biểu tình trẻ tuổi, bao gồm cả Parit "Penguin" Chiwarak, được bảo lãnh với lý do mức độ nghiêm trọng của các cáo buộc chống lại họ, bao gồm cả việc xúc phạm nhà vua.

Những người biểu tình đã phá vỡ những điều cấm kỵ lâu đời bằng cách kêu gọi cải cách chế độ quân chủ - yêu cầu chưa từng có ở một quốc gia mà nhà vua được hiến pháp đưa lên ngôi ở một vị trí được tôn kính và xúc phạm ông có thể bị phạt tới 15 năm tù.

Những người biểu tình cũng yêu cầu cựu lãnh đạo quân đội Prayuth Chan-ocha rời vị trí thủ tướng và ban hành hiến pháp mới.

Trong khi xuất hiện những lời kêu gọi nhằm giảm bớt quyền lực của chế độ quân chủ đã gây bất ổn, nhiều người Thái vẫn sùng kính nhà vua và phẫn nộ với các cuộc biểu tình của các nhà hoạt động trẻ tuổi.

Cung điện Hoàng gia đã từ chối bình luận trực tiếp về vấn đề này nhưng cuối năm ngoái, nhà vua Maha Vajiralongkorn nói: " Chúng tôi yêu họ như nhau" trong một nhận xét ngắn gọn về những người biểu tình và mô tả Thái Lan là một vùng đất của sự thỏa hiệp.

Các quan chức chính phủ nói rằng những lời chỉ trích nhà vua là trái pháp luật và không phù hợp. 

nhung-nguoi-me-cao-troc-bo-viec-dau-tranh-cho-con-trai-bi-buoc-toi-xuc-pham-vua-thai-lan11.jpg
Sureerat Chiwarak, mẹ Parit "Penguin" Chiwarak, tham dự cuộc biểu tình đòi thả con trai ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan ngày 6.3
nhung-nguoi-me-cao-troc-bo-viec-dau-tranh-cho-con-trai-bi-buoc-toi-xuc-pham-vua-thai-lan.jpg
nhung-nguoi-me-cao-troc-bo-viec-dau-tranh-cho-con-trai-bi-buoc-toi-xuc-pham-vua-thai-lan1.jpg
Sureerat Chiwarak tham gia cuộc biểu tình ở Bangkok ngày 28.4, khóc thương Parit "Penguin" Chiwarak vì con trai nhập viện sau cuộc tuyệt thực kéo dài 46 ngày
nhung-nguoi-me-cao-troc-bo-viec-dau-tranh-cho-con-trai-bi-buoc-toi-xuc-pham-vua-thai-lan111.jpg
Malai Nampha, mẹ của nhà lãnh đạo biểu tình Arnon Nampa, tham dự cuộc biểu tình đòi trả tự do cho con trai ở Bangkok ngày 28.4
nhung-nguoi-me-cao-troc-bo-viec-dau-tranh-cho-con-trai-bi-buoc-toi-xuc-pham-vua-thai-lan1111.jpg
Mẹ các nhà lãnh đạo biểu tình tham dự một cuộc biểu tình đòi thả con trai của họ bên ngoài nhà tù Remand ở Bangkok ngày 28.4

Cuộc đàn áp với các nhà lãnh đạo biểu tình khiến chiến dịch của họ dừng lại nhưng đã kích động các bà mẹ, hầu hết chưa bao giờ hoạt động chính trị trước đây.

Một số người nói ban đầu gặp khó khăn khi hiểu lời kêu gọi cải cách chế độ quân chủ của con cái họ. Một số nhà bất đồng chính kiến ​​đã chạy trốn, sống lưu vong và một số khác đã biến mất hoặc chết trong những hoàn cảnh bí ẩn.

Sureerat Chiwarak cho biết rất tiếc vì đã không ủng hộ Parit "Penguin" Chiwarak đủ trước khi con trai bị bắt nhưng bây giờ nói rằng bắt đầu tham gia vào các hoạt động, thậm chí cuộc tuần hành dài 247,5 km – nhắm vào năm 2475 trong lịch Phật giáo, tức năm 1932, khi chế độ quân chủ tuyệt đối chấm dứt ở Thái Lan - để yêu cầu trả tự do cho các tù nhân chính trị.

" Khi đó tôi chưa hiểu, tại sao con trai phải hy sinh nhiều như vậy. Nhưng giờ tôi muốn nói với con trai rằng tôi hiểu. Tôi đã học được rằng nếu bạn không chống lại những người này, bạn sẽ chỉ bị áp bức", Sureerat Chiwarak chia sẻ.

Parit "Penguin" Chiwarak phải đối mặt với 20 cáo buộc xúc phạm hoàng gia, nhiều nhất trong số các nhà hoạt động và đã bị từ chối bảo lãnh 9 lần. Tòa án sẽ ra phán quyết với đơn kiện thứ 10 vào ngày 11.5.

Sureerat Chiwarak cho biết phải giữ hy vọng dù Parit "Penguin" Chiwarak nói với mẹ rằng hãy chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.

" Penguin nói với tôi rằng trong mọi trận chiến đều sẽ có tổn thất. Tôi đã nói rằng chưa sẵn sàng để mất con. Tôi vẫn chưa. Không có mẹ nào là vậy cả", Sureerat Chiwarak tâm sự.

Nhân Hoàng