Hậu quả của bạo lực học đường nhìn từ nhiều góc độ
Giáo dục - Ngày đăng : 09:16, 21/08/2015
Hậu quả của bạo lực học đường không chỉ nằm ở tổn thương thân thể mà còn ở tâm lý và quá trình phát triển của trẻ bị xâm hại lẫn trẻ bắt nạt người khác.
Bị bắt nạt có thể dẫn đến chấn thương thể xác, các vấn đề xã hội, vấn đề tình cảm và tinh thần, và thậm chí tử vong. Trẻ em và thanh thiếu niên bị bắt nạt thường có nguy cơ cao đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm, lo âu và đau đầu. Bắt nạt cũng có thể gây ra thiệt hại lâu dài đến lòng tự trọng. Hơn 160.000 trẻ em Hoa Kỳ nghỉ học ở nhà mỗi ngày để tránh việc bị bắt nạt. Các bé sẽ không có cách nào nhận được giáo dục đầy đủ nếu tình trạng này tiếp diễn.
Ảnh hưởng của việc bạo lực học đường
Đối với trẻ em bị bắt nạt:
Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ điều tra thì tự tử là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 ở Mỹ. Nó gây ra khoảng 4.400 ca tử vong mỗi năm. Một nghiên cứu của Đại học Yale (Mỹ) cho biết nạn nhân bị bắt nạt có 7-9% khả năng cân nhắc việc tự tử. Còn các nghiên cứu ở Anh đã tìm thấy một nửa số vụ tự tử trong giới trẻ liên quan đến hành vi bạo lực.
Trẻ em bị bắt nạt có thể trải qua những đau đớn về thể xác, tiêu cực trong trường học, và các vấn đề sức khỏe lẫn tâm thần. Trẻ em bị bắt nạt thường có nhiều khả năng trải qua các triệu chứng:
-Trầm cảm và lo âu, tăng cảm giác buồn bã và cô đơn, những thay đổi trong giấc ngủ và ăn uống, và mất hứng thú trong hoạt động thường ngày. Những vấn đề này có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.
-Khiếu nại về sức khỏe.
-Giảm thành tích học tập, ít tham gia việc học. Trẻ bị bắt nạt có nhiều khả năng bỏ học.
Một số lượng rất nhỏ trẻ em bị bắt nạt có thể trả đũa bằng các biện pháp cực kỳ bạo lực. Đã có 12 trong 15 trường hợp sử dụng súng tại trường học những năm 1990, những kẻ bắn súng đã từng có lịch sử bị bắt nạt.
Trẻ em bắt nạt người khác:
Trẻ em bắt nạt người khác cũng có thể tham gia vào các hành vi nguy cơ bạo lực và những mối nguy hại khác khi bước vào tuổi tuổi trưởng thành. Trẻ em bắt nạt người khác có nhiều khả năng:
-Lạm dụng rượu và ma túy ở tuổi vị thành niên và trưởng thành.
-Tham gia đánh nhau, phá hoại tài sản và bỏ học.
-Tham gia vào các mối quan hệ tình dục sớm.
-Có tiền án hình sự và tham gia giao thông không an toàn như người lớn.
-Lạm dụng đối với người yêu, tình nhân, vợ hoặc chồng, hoặc con cái khi trưởng thành.
Trẻ chứng kiến bạo lực học đường:
Trẻ em chứng kiến bạo lực học đường là người có nhiều khả năng:
-Tăng cường sử dụng thuốc lá, rượu, hoặc các loại độc hại khác.
-Tăng các vấn đề sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm và lo âu.
-Lỡ học hoặc bỏ học.
Thu Hiền