10 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ nhất
Giáo dục - Ngày đăng : 08:50, 27/07/2016
Quân Mông Cổ tung hoành khắp Á - Âu
Lời tòa soạn
Lịch sử thế giới giai đoạn từ cuối thế kỷ thứ 12 đến thế kỷ 14 là giai đoạn mà thế giới có nhiều biến động lớn. Thời kỳ này diễn ra hàng loạt sự sụp đổ của nhiều đế chế hùng mạnh, kéo theo đó là những thảm họa diệt chủng tàn khốc. Người Mông Cổ, một dân tộc xuất xứ từ vùng thảo nguyên Trung Á chính là nguyên nhân của những điều này. Người Mông Cổ vào thế kỷ 12 vẫn là một liên minh bộ lạc lỏng lẻo, không có chữ viết riêng, sinh sống bằng nghề chăn nuôi du mục bấp bênh. Vậy mà chỉ trong khoảng thời gian chỉ vài chục năm, dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn và các con cháu, người Mông Cổ đã đoàn kết lại để thành lập một nhà nước thống nhất hùng mạnh, bắt đầu tiến hành các cuộc xâm lăng bất tận để mở rộng lãnh thổ. Trên nền tảng sức mạnh quân sự vượt trội của những đoàn quân Mông Cổ, cộng với nhiều yếu tố khách quan khác đã giúp Mông Cổ trở thành thế lực hầu như bất khả chiến bại trên toàn thế giới thời bấy giờ. Làn sóng xâm lược Mông Cổ hoành hành khắp châu Á và lan cả sang châu Âu. Làn sóng ấy vào giữa thế kỷ 13 đã lan đến biên giới nước Đại Việt. Dân tộc ta một lần nữa phải đứng lên chiến đấu với một kẻ thù hùng mạnh hàng đầu thế giới để khẳng định sự tồn tại của mình, khẳng định sức sống mãnh liệt của một dân tộc. Quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vương triều Trần thời vua Trần Thái Tông đã đọ sức với những đoàn quân Mông Cổ thiện chiến nhất như thế nào? Mời quý độc giả đọc loạt bài QUÂN DÂN ĐẠI VIỆT CHỐNG QUÂN MÔNG CỔ (kháng Mông lần thứ nhất). Bằng nhiều nguồn sử liệu khác nhau, chúng tôi sẽ đem đến một cái nhìn chi tiết, chân thực và đặc sắc nhất có thể cho mọi người.
Kỳ 1: Nhà Trần dùng thủy quân lấn biên, ra oai với người Tống
Kỳ 2: Trước khi quyết chiến với Đại Việt, quân Mông bình Tống, phạt Nga
Kỳ 3: Phương Bắc ép Đại Lý đánh Đại Việt, nhà Trần tống giam 3 sứ giả dụ hàng
Kỳ 4: Ngựa Mông Cổ hý vang biên giới, vua Trần thân chinh xuất chiến
Kỳ 5: Tượng binh Đại Việt huyết chiến kỵ binh Nguyên Mông: Long tranh hổ đấu
Kỳ 6: Sau huyết chiến Bình Lệ Nguyên, tướng Mông Cổ hổ thẹn tự sát
Kỳ 7: Thủy quân Đại Việt và cuộc đua nghẹt thở với kỵ binh phương Bắc
Kỳ 8: Bạo quân Mông Cổ lần đầu rơi vào cảnh hoảng loạn ở Thăng Long
Kỳ 9: Đại Việt phản công, trút sấm sét lên đầu quân Mông Cổ ở Thăng Long
Kỳ 10: Hàng vạn quân phương Bắc bỏ xác trên đất Việt trong cuộc chiến 1 tháng