Biến thể Delta có thể gây ‘siêu bùng phát dịch’, Campuchia triển khai tiêm liều vắc xin thứ 3

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 08:14, 07/08/2021

Trong vòng hơn 4 tháng, Campuchia đã phát hiện 327 người nhiễm biến thể Delta của dòng vi rút SARS-CoV-2 rất dễ lây lan.

Theo trang Khmer Times, thông tin này được Bộ trưởng Bộ Y tế Campuchia - Tiến sĩ Or Vandine công bố. Cụ thể hơn, trong khoảng thời gian từ ngày 31.3 đến ngày 5.8, 327 ca nhiễm biến thể Delta đã được phát hiện ở một số tỉnh ở Campuchia, bao gồm cả thủ đô Phnom Penh.

Bà Or Vandine nhấn mạnh rằng việc phát hiện ra con số này phản ánh rằng biến thể Delta đang xâm nhập vào Campuchia, lây truyền qua thông qua những người lao động Campuchia về nước từ Thái Lan, nơi mà Delta chiếm đa số.

Campuchia đã đưa vào thiết bị mới tinh vi cho phép phát hiện nhanh hơn biến thể Delta xuống dưới 2 giờ so với 4 hoặc 5 ngày của Viện Pasteur trước đâ(giảm thời gian giải trình tự).

Điều này làm dấy lên lo ngại rằng sẽ có nhiều người nhiễm biến thể Delta được phát hiện trong những ngày tới, ít nhất là cho đến khi đạt được 80% khả năng miễn dịch cộng đồng và hầu hết mọi người được tiêm đầy đủ hai liều vắc xin COVID-19, với một đợt tiêm tăng cường dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào 9.8 tới.

Ngoài vắc xin Johnson & Johnson (Mỹ), chỉ cần tiêm một mũi, các loại vắc xin khác đều cần tiêm hai mũi và có thể là mũi tiêm nhắc lại thứ 3 để đảm bảo đủ khả năng bảo vệ chống lại các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 liên tục đột biến.

Tính đến đêm 6.8, tổng số 7.927.745 hoặc gần 80% trong số 10 triệu người ở Campuchia được nhắm mục tiêu ban đầu đã tiêm vắc xin. Trong đó gần 5,5 triệu người (hoặc hơn 50% trong số 10 triệu người được nhắm mục tiêu ban đầu) đã tiêm đầy đủ 2 liều vắc xin.

Đến nay Campuchia ghi nhận 80.813 ca mắc COVID-19 với 1.526 người chết và 74.045 trường hợp phục hồi. Trong 24 giờ qua, quốc gia Đông Nam Á báo cáo 588 ca mắc COVID-19 với 19 người chết.

bien-the-delta-co-the-gay-sieu-bung-phat-dich-campuchia-trien-khai-tiem-lieu-vac-xin-thu-3.jpg
Số ca nhiễm biến thể Delta ở Campuchia có thể tăng nhanh thời gian tới

Sau khi đảm bảo có hơn 26 triệu liều vắc xin, Campuchia hiện đã đặt lại mục tiêu là tiêm chủng cho hơn 13 triệu người, chiếm hơn 80% dân số.

Về mục tiêu tiêm chủng ban đầu là 10 triệu người, Campuchia dự kiến ​​sẽ đạt được trong tháng này, trừ bất kỳ sự cố không mong muốn nào.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Youk Sambath, tính đến giữa tháng 8.2021, Campuchia dự kiến ​​sẽ nhận được tổng cộng khoảng 26 triệu liều vắc xin COVID-19 thông qua việc mua và được viện trợ.

Ngoài vắc xin Sinopharm và Sinovac chiếm đa số, Campuchia gần đây có thêm vắc xin AstraZeneca, Johnson & Johnson do COVAX và Nhật Bản tài trợ hay mua từ Mỹ.

Biến thể Delta có thể gây “siêu bùng phát dịch

Nếu biến thể Delta tiếp tục lan rộng làm bùng phát đại dịch, Tiến sĩ F. Perry Wilson, nhà dịch tễ học Yale Medicine (Mỹ), nói rằng: “Câu hỏi lớn nhất sẽ là về khả năng lây truyền cao hơn là bao nhiêu người sẽ nhiễm biến thể Delta và nó sẽ lây lan nhanh như thế nào?”.

Theo Tiến sĩ F. Perry Wilson nói, câu trả lời có thể phụ thuộc một phần vào nơi bạn sống và có bao nhiêu người ở địa điểm của bạn được tiêm chủng.

Ông F. Perry Wilson cho biết: “Tôi gọi đó là ‘tiêm chủng theo kiểu chắp vá’ với những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng cao gần với những nơi có tỷ lệ tiêm chủng 20%. Vấn đề là điều này cho phép vi rút nhảy từ khu vực được tiêm chủng kém này sang khu vực khác được tiêm vắc xin tốt hơn”.

Trong một số trường hợp, một thị trấn tiêm chủng thấp được bao quanh bởi các khu vực tiêm chủng cao có thể kết thúc với việc vi rút có trong biên giới của nó. Kết quả có thể gây "siêu bùng phát tại địa phương", ông nói.

"Sau đó, đại dịch có thể trông khác so với những gì chúng ta đã thấy trước đây, nơi có những điểm nóng thực sự trên khắp đất nước", tiến sĩ F. Perry Wilson cho hay.

Sơn Vân