Thái Lan tiêm vắc xin COVID-19 dưới da: '1 liều dùng cho 4-5 người, tạo đáp ứng miễn dịch tương tự'

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 21:22, 20/09/2021

Hôm 20.9, các bác sĩ Thái Lan được cho đã bắt đầu tiêm mũi vắc xin tăng cường COVID-19 dưới da thay vì bắp tay, trong nỗ lực tăng cường khả năng miễn dịch và kéo dài nguồn cung cấp vắc xin.

Bộ trưởng Y tế Thái Lan - Anutin Charnvirakul cho biết phương pháp mà các bác sĩ đã bắt đầu khám phá vào tháng trước, có thể được sử dụng theo quyết định của các chuyên gia y tế, miễn là nó có bằng chứng chứng minh.

"Kinh nghiệm trước đây của chúng tôi cho thấy rằng tiêm dưới da chỉ sử dụng 25% liều tiêm vào cơ, nhưng tạo đáp ứng miễn dịch tương tự", người đứng đầu bộ phận khoa học y tế Thái Lan - Supakit Sirilak nói với các phóng viên hồi tháng trước.

Dù sản xuất vắc xin cho AstraZeneca và đặt hàng đủ liều lượng của các nhãn hiệu khác nhau để cung cấp cho dân số của mình, Thái Lan vẫn phải vật lộn để có được nguồn cung đủ nhanh. Thái Lan thậm chí đã tìm cách mượn vắc xin từ Bhutan và tháng trước trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới kết hợp vắc xin COVID-19 của Trung Quốc với phương Tây.

Thái Lan đã được sử dụng vắc xin Pfizer - BioNTech như liều tăng cường cho nhân viên y tế của mình.

Nếu nghiên cứu của họ xác nhận tiêm trong da có hiệu quả, bất kể nhãn hiệu nào, Thái Lan có thể tiêm chủng cho số lượng gấp 4 đến 5 lần số người với cùng một lượng vắc xin, Supakit Sirilak nói.

AstraZeneca và Pfizer đã không trả lời khi được đề nghị bình luận về việc tiêm dưới da.

Chalermpong Sukonthaphon, Giám đốc Bệnh viện Vachira ở Phuket, cho biết bệnh viện của ông đã được bật đèn xanh để sử dụng kỹ thuật này từ hôm 17.9, vì các thử nghiệm cho thấy nó kích hoạt đáp ứng miễn dịch tương tự phương pháp thông thường.

Chalermpong Sukonthaphon nói với Reuters: “Một liều vắc xin có thể được sử dụng cho 5 lần tiêm dưới da”.

thai-lan-tiem-vac-xin-covid-19-duoi-da.jpg
Người phụ nữ Thái Lan nhận một liều vắc xin COVID-19 - Ảnh: Reuters

Quần thể Phuket nằm trong số những người đầu tiên được tiêm vắc xin COVID-19 ở Thái Lan, như điều kiện tiên quyết để hòn đảo này mở cửa trở lại cho khách du lịch nước ngoài đã tiêm phòng vào tháng 7.

Bắt đầu từ tháng 4, người dân trên đảo đã nhận được hai liều vắc xin của Sinovac. Một số nước đã tiêm liều tăng cường cho người dân đã nhận 2 liều Sinovac sau khi lo ngại về khả năng kháng biến thể Delta của nó.

Thái Lan đã chuyển sang cách tiếp cận tiêm vắc xin dưới da độc đáo do vấn đề nguồn cung cấp dù đã sản xuất vắc xin AstraZeneca tại địa phương.

Đến nay chỉ có 21% dân trong số ước tính khoảng 72 triệu người sống trên cả nước được tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ.

Các nhà chức trách đã quyết định triển khai tiêm mũi vắc xin COVID-19 đầu tiên của Sinovac, sau đó mũi 2 là AstraZeneca, một kỹ thuật chưa được áp dụng ở nhiềunơi khác.

Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng hơn 1,4 triệu ca mắc COVID-19 với 15.000 người chết, phần lớn kể từ tháng 4 đến nay.

Tiêm dưới da là kỹ thuật dùng bơm kim tiêm để đưa một lượng dung dịch thuốc vào mô liên kết của bệnh nhân.

1. Tiêm dưới da là gì?

Kỹ thuật tiêm dưới da đem đến hiệu quả cao trong việc tiêm vắc xin và thuốc với quá trình hấp thụ thuốc một cách từ từ cũng như kéo dài thời gian tác dụng của thuốc, chẳng hạn như insulin, goserelin... Vì vậy, trong gây tê, chủng ngừa và điều trị toàn thân sẽ thường lựa chọn sử dụng kỹ thuật tiêm dưới da.

2. Chỉ định tiêm dưới da

Tiêm dưới da được chỉ định khi tiêm những loại thuốc với mong muốn chúng thấm dần dần vào cơ thể, đồng thời phát huy tác dụng một cách từ từ như insulin, Atropin suphat...

3. Chống chỉ định tiêm dưới da

Tiêm dưới da chống chỉ định với các loại thuốc khó hấp thụ, thuốc dạng dầu, khó tan và gây đau, hoại tử, chẳng hạn như testosterone...

4. Vùng tiêm và góc độ tiêm

Có thể tiêm dưới da ở tất cả những vùng da trên cơ thể vì ít gặp các mạch máu, thần kinh lớn ở tổ chức dưới da. Lớp mô dưới da thường ít cọ xát, mềm và ít bị nhiễm khuẩn.

Vị trí tiêm thường ở mặt ngoài cánh tay, cơ tam đầu cánh tay, vùng da bụng, bả vai, vùng mặt trước ngoài đùi... Đây là những vùng không gây lở loét và để lại sẹo trên da sau khi tiêm. Cần phải thay đổi vị trí tiêm nếu tiêm nhiều lần, tránh tiêm vào mũi kim cũ. Góc độ tiêm từ 30 đến 45 độ so với mặt da.

Sơn Vân