Brazil và Argentina được chọn để sản xuất vắc xin Mordena tại Mỹ Latinh
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 09:31, 22/09/2021
Ý tưởng được nêu ra là khai thác năng lực sản xuất hiện có để giúp chuyển giao công nghệ vắc xin do công ty công nghệ sinh học Moderna (Mỹ) phát triển, đến một khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 mà vẫn chưa có đủ nguồn vắc xin để tiêm cho người dân.
Viện Công nghệ Bio-manguihos về sinh học miễn dịch tại Fiocruz, phòng thí nghiệm y sinh hàng đầu của Brazil, được chọn vì lịch sử sản xuất vắc xin và đạt được “những tiến bộ đầy hứa hẹn” trong việc phát triển công nghệ vắc xin mRNA, PAHO cho biết.
Sinergium Biotech, công ty dược phẩm sinh học khu vực tư nhân, được chọn làm trung tâm ở Argentina và sẽ hợp tác với phòng thí nghiệm dược phẩm mAbxience cùng một tập đoàn để phát triển và sản xuất các thành phần vắc xin hoạt tính.
Chi nhánh châu Mỹ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết việc sản xuất vắc xin sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ khu vực, với sự phân phối được tài trợ bởi Quỹ quay vòng của PAHO.
Một quan chức của WHO nói với Reuters vào tuần trước rằng nỗ lực tương tự ở châu Phi nhằm phát triển sản xuất vắc xin COVID-19 tái tạo vắc xin của Moderna đã bị chậm lại do các cuộc đàm phán với công ty Mỹ không được thuận lợi.
Vào tháng 10, Moderna cho biết họ sẽ không thực thi các bằng sáng chế liên quan đến việc tiêm vắc xin trong đại dịch, điều làm dấy lên hy vọng rằng các công ty khác có thể tái tạo vắc xin của Moderna và giúp thúc đẩy sản xuất toàn cầu.
Tuy nhiên trên thực tế, rất khó để tạo ra một loại vắc xin mà không có thông tin về cách nó được sản xuất, nên trung tâm chuyển giao công nghệ do WHO hậu thuẫn ở Nam Phi đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận với Moderna.
Khu vực châu Mỹ phải chịu gánh nặng của đại dịch COVID-19 gây ra với 87,6 triệu ca bệnh được ghi nhận và hơn 2,16 triệu người chết.
PAHO cho biết việc phân phối vắc xin vẫn tiếp tục diễn ra không đồng đều khi rất ít quốc gia trong khu vực đạt được mục tiêu tiêm 40% dân số vào cuối năm nay do WHO đặt ra.