Viện trợ phát triển của Trung Quốc chủ yếu là bẫy nợ
Quốc tế - Ngày đăng : 11:41, 30/09/2021
Số liệu phản ánh khoảng cách ngày càng lớn giữa các nền kinh tế lớn trong cam kết cung cấp viện trợ phát triển.
Một thập kỷ trước, số tiền viện trợ trung bình năm chỉ ở khoảng 32 - 34 tỷ USD.
“Chương trình cho vay quốc tế của Bắc Kinh tăng lên mức kỷ lục chủ yếu do thách thức trong nước: nguồn cung ngoại tệ dư thừa, sản xuất công nghiệp dư thừa ở mức cao, nhu cầu đảm bảo nguồn lực quốc gia mà tự thân Trung Quốc không thể cung cấp đủ”, theo AidData.
AidData cũng lưu ý, dù vượt xa Mỹ về cung cấp viện trợ phát triển, nhưng Trung Quốc cần giải quyết hàng loạt lo ngại từ các nước tham gia BRI. Tổ chức cảnh báo gánh nặng nợ Trung Quốc đã lớn hơn đáng kể so với trước đây và BRI phải đối mặt với nhiều cạnh tranh trong tương lai.
Tại hội nghị cấp cao G7 tháng 6 trước, Mỹ cùng đồng minh công bố kế hoạch Build Back Better World (B3W) đối trọng lại BRI, tạo ra mô hình đối tác minh bạch khi triển khai dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở quốc gia đang phát triển.
Là tham vọng xây dựng Con đường Tơ lụa mới kết nối châu Á, châu Âu, châu Phi bằng cơ sở hạ tầng, thương mại cùng đầu tư, BRI từ năm 2013 đến nay thu hút hơn 70 quốc gia từ khắp nơi trên thế giới. Loạt dự án trong khuôn khổ BRI làm dấy lên lo ngại về bẫy nợ, hủy hoại môi trường, thiếu minh bạch cùng nhiều vấn đề liên quan đến vận hành hạ tầng khác.
Khi nghiên cứu sâu 13.247 dự án BRI, AidData phát hiện Trung Quốc chủ yếu dựa vào nợ (cung cấp khoản vay) thay vì viện trợ. Vay ưu đãi một phần hoặc không ưu đãi, tín dụng xuất khẩu chiếm đa số.
Phía Mỹ thì chủ yếu cung cấp viện trợ phát triển thông qua viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi cao hoặc vay có điều khoản ưu đãi hơn khoản vay theo thị trường.
Trong khuôn khổ BRI, viện trợ Trung Quốc lớn hơn và rủi ro hơn. Số lượng dự án đòi hỏi vay từ 500 triệu USD trở lên tăng lên gấp 3 lần mỗi năm, suốt 5 năm đầu triển khai sáng kiến. Phần lớn khoản vay cấp cho quốc gia có thứ hạng về kiểm soát tham nhũng thấp do Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, hoặc quốc gia bị xếp hạng tín nhiệm thấp. Đơn vị cho vay chủ yếu là ngân hàng thương mại quốc doanh, thường cung cấp tài chính thông qua thế chấp để giảm thiểu rủi ro.
Các nước tham gia BRI chịu gánh nặng nợ lớn hơn. AidData phát hiện có đến 44 quốc gia nợ Trung Quốc khoản tiền tương đương hơn 10% GDP (tính cả nợ công lẫn nợ ẩn).
35% dự án BRI đối mặt với vấn đề lớn như bê bối tham nhũng, vi phạm quy định lao động, hiểm họa môi trường, bị công chúng phản đối,…
Theo AidData: “Bắc Kinh đã phải chứng kiến nhiều dự án đình chỉ và hủy bỏ trong thời gian triển khai BRI nhiều hơn thời kỳ chưa triển khai BRI. Giới hoạch định chính trị các quốc gia sở tại đang bỏ qua dự án BRI cao cấp vì tham nhũng và lo ngại bị định giá quá cao, cũng như vì thái độ công chúng thay đổi khiến việc duy trì mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc trở nên khó khăn”.