Nguy cơ bị bệnh tiểu đường sau khi mắc COVID-19

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 22:02, 06/10/2021

Theo nghiên cứu mới đang được các nhà khoa học theo đuổi, vi rút SARS-CoV-2 có thể gây hại cho các tế bào quan trọng trong tuyến tụy và khiến người bệnh mắc tiểu đường.

Mối quan hệ giữa COVID-19 với bệnh tiểu đường chưa được hiểu rõ và các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn.

Thế nhưng khi đại dịch tiến triển, ngày càng nhiều báo cáo cho rằng những người mắc COVID-19 lần đầu tiên nhận thấy các triệu chứng bệnh tiểu đường. Còn quá sớm để nói liệu tình trạng này có vĩnh viễn hay không.

Francesco Rubino, Trưởng khoa phẫu thuật ống tiêu hóa tại Đại học Hoàng đế London, nói với trang Insider: "Rõ ràng là có mối liên hệ, có một số cơ chế khiến các căn bệnh này tiếp sức cho nhau. Câu hỏi đặt ra là liệu bệnh tiểu đường mới khởi phát có thể do vi rút này gây ra hay không".

Tiểu đường là bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Một giả thuyết cho rằng cơ thể có thể nhầm lẫn các tế bào tuyến tụy với vi rút SARS-CoV-2 và cố gắng tiêu diệt chúng. Các nhà khoa học nghĩ rằng điều này sẽ làm gián đoạn nguồn cung cấp insulin và gây ra bệnh tiểu đường.

Thế nhưng, nghiên cứu cho thấy một điều gì đó khác có thể đang xảy ra: Vi rút SARS-CoV-2 có thể đang thay đổi tuyến tụy, gây hại cho các tế bào quan trọng trong đó.

Tuyến tụy trục trặc

Một dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường sau COVID-19 là lượng đường trong máu mà con người sản sinh ra rất cao.

Shiubing Chen, nhà nghiên cứu tại Khoa Phẫu thuật, Trường Y khoa Weill Cornell Medicine (thành phố New York, Mỹ), những thứ này cần liều lượng insulin cao để chống lại.

Shiubing Chen nói: “Điều này cho thấy có thể có một số tổn thương cấp tính của tuyến tụy”.

Để hiểu những gì đang xảy ra trong tuyến tụy, Shiubing Chen và nhóm của bà đã xem xét các mẫu khám nghiệm tử thi từ 5 người hiến tặng bằng COVID-19. Họ cũng đưa vi rút SARS-CoV-2 vào các tế bào lấy từ tuyến tụy của người khỏe mạnh trong phòng thí nghiệm.

Phát hiện của họ đã được công bố trên tạp chí Cell Metabolism được bình duyệt vào ngày 3.8.

nguy-co-bi-benh-tieu-duong-sau-khi-mac-covid-19.jpg
Một người được kiểm tra lượng đường trong máu

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sau khi nhiễm vi rút SARS-CoV-2, các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy bắt đầu hoạt động kỳ lạ. Chúng tạo ra ít insulin hơn nhiều và thay vào đó bắt đầu tạo ra glucagon - hóa chất có tác dụng ngược lại.

Các tế bào cũng bắt đầu tạo ra trypsin, một loại enzym tiêu hóa và chemokine, loại chất thông báo cho các tế bào của hệ thống miễn dịch bị bệnh và cần tiêu diệt.

Liệu tác động này có đủ nghiêm trọng để khiến bệnh tiểu đường phát triển ở nơi mà trước đây chưa từng có hay không là điều mà "chúng tôi chưa biết", Shiubing Chen nói.

Không rõ COVID-19 tương tác với bệnh tiểu đường thế nào

Francesco Rubino cho biết là hợp lý khi vi rút SARS-CoV-2 có thể thay đổi chức năng của các tế bào beta, song có thể có những lý do khác. Ví dụ, có thể một số người đã bị bệnh tiểu đường trước khi mắc COVID-19 nhưng không bao giờ biết về nó.

Francesco Rubino đã tập hợp các trường hợp bị bệnh tiểu đường mới khởi phát mà ông hy vọng sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.

Không rõ các triệu chứng của bệnh tiểu đường sẽ kéo dài bao lâu sau khi mắc COVID-19, Francesco Rubino và Shiubing Chen nói. Cả hai đều khuyên rằng tốt nhất nên tránh mắc COVID-19 bằng cách tiêm vắc xin.

Sơn Vân