Tỷ lệ trẻ em Nhật Bản tự tử cao kỷ lục trong thời kỳ đại dịch COVID-19
Văn hóa - Ngày đăng : 09:59, 14/10/2021
Theo khảo sát của Bộ Giáo dục Nhật Bản, khi đại dịch COVID-19 bùng phát khiến hầu hết các trường học phải đóng cửa, nước này đã ghi nhận 415 trường hợp trẻ em từ độ tuổi tiểu học đến trung học tự tử. Con số này đã tăng lên gần 100 trường hợp so với năm ngoái, cao nhất kể từ khi kỷ lục được ghi nhận bắt đầu vào năm 1974, tờ Asahi đưa tin ngày 14.10.
Vấn nạn tự tử ở Nhật bắt nguồn từ tinh thần "võ sĩ đạo" đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước ở đất nước này. Đối với người Nhật, lúc lâm trận mà bị chết dưới tay kẻ thù là một sự sỉ nhục, vì vậy họ thà tự kết liễu đời mình để giữ gìn thanh danh và tinh thần quả cảm. Truyền thống tốt đẹp ấy đã ăn sâu vào máu thịt người Nhật, nhưng dần dần bị biến đổi theo thời gian, khiến cho người Nhật bị ngộ nhận rằng tự tìm đến cái chết là một hành vi dũng cảm và cao thượng. Tỷ lệ tự tử của nước này từ lâu đã đứng đầu Nhóm các nước G7 quốc gia.
Song một nỗ lực quốc gia đã đưa tỷ lệ tử vong giảm khoảng 40% trong vòng 15 năm, bao gồm 10 năm liên tiếp giảm từ năm 2009.
Trong bối cảnh đại dịch, các vụ tử tự gia tăng vào năm 2020 sau một thập kỷ suy giảm, với số lượng phụ nữ tự tử tăng cao trong bối cảnh căng thẳng về tình cảm và tài chính do đại dịch COVID-19 gây ra.
Bộ giáo dục cho biết mức kỷ lục đã có hơn 196.127 học sinh nghỉ học từ 30 ngày trở lên.
Kết quả cho thấy những thay đổi trong môi trường trường học và hộ gia đình do đại dịch đã có tác động rất lớn đến hành vi của trẻ em. NHK dẫn lời một quan chức bộ giáo dục cho biết.
Giới chức Bộ Y tế Nhật Bản cho rằng nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ tự sát tăng cao trong giới học sinh là do sự lo lắng về việc học và tương lai nghề nghiệp cũng như tình trạng bất hòa trong gia đình khi các thành viên ở nhà nhiều hơn trong thời gian ứng phó đại dịch COVID-19.
Trung tâm Hỗ trợ trẻ em Nhật Bản ở Tokyo cho rằng các phụ huynh và giáo viên cần gia tăng nỗ lực chăm sóc những đứa trẻ hay lo lắng và bị căng thẳng trong mùa dịch.