Chuẩn bị cho ‘căn bệnh X’
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 15:15, 17/10/2021
Khoảng thời gian 30 năm qua đã làm lộ rõ những mối đe dọa đối với nền y tế công toàn cầu và cả nền kinh tế với sự xuất hiện của những mầm bệnh truyền nhiễm có khả năng gây ra dịch hoặc đại dịch. Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS), hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), cúm, Ebola, Marburg, Lassa, Nipah, và bây giờ là SARS coronavirus 2 (SARS-CoV-2) – mỗi bệnh khi xuất hiện là một “căn bệnh X”. Nguy cơ xuất hiện những căn bệnh trong tương lai được thúc đẩy bởi nhiều lực lượng, bao gồm biến đổi khí hậu, biến đổi hệ sinh thái, và đô thị hóa ngày càng tăng.
“Căn bệnh X” tương lai có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và thế giới cần chuẩn bị đối phó tốt hơn.
Nhóm cố vấn khoa học mới thành lập về những mầm bệnh mới (SAGO) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mang lại cơ hội chưa từng có để hướng các nghiên cứu tốt hơn vào việc điều tra chuyên sâu về những tác nhân gây bệnh có nguy cơ cao. Nhiệm vụ của nhóm là cố vấn cho WHO về việc phát triển một khung khổ nhằm xác định các nghiên cứu rốt ráo về nguồn gốc các mầm bệnh nói trên bao gồm cả SARS-CoV-2. Đó là những thông tin thiết yếu cho việc phát triển các chính sách và tăng cường độ sẵn sàng nhằm giảm khả năng xảy ra những sự cố lây truyền mầm bệnh từ động vật sang người và khả năng những sự cố đó bùng phát thành dịch lớn.
Đây không phải là lần đầu tiên những nghiên cứu quốc tế về nguồn gốc một vi rút mới được tiến hành. Tuy nhiên, cứ mỗi lần như vậy các nhà khoa học làm việc tại và nơi khác luôn phải đối mặt với những thách thức không chỉ về khoa học mà cả về hậu cần và chính trị. Những trở ngại đó cũng gây hại cho những nỗ lực nhằm hiểu biết nguồn gốc của đại dịch COVID-19.
Từ lúc bắt đầu đại dịch, các nhà khoa học trên thế giới đã làm việc cùng nhau để hiểu về những sự cố đã dẫn đến những ca nhiễm nơi người đầu tiên. Vào tháng 5.2020 các quốc gia thành viên WHO đã nhất trí thông qua một nghị quyết ủy nhiệm cho WHO tập hợp các chuyên gia quốc tế nhằm hợp tác nghiên cứu về nguồn gốc con virus. Nhưng rõ ràng là các quy trình khoa học đã bị tổn hại bởi sự chính trị hóa, đó là lý do vì sao cộng đồng khoa học toàn cầu phải gia tăng gấp đôi nỗ lực để thúc đẩy quy trình khoa học tiến tới. Để hình thành SAGO, các chuyên gia với chuyên môn kỹ thuật khác nhau được chọn lựa từ các nước thuộc tất cả 6 vùng của WHO.
Dựa trên những phát hiện tháng 3.2020 của cuộc điều tra chung WHO - Trung Quốc cũng như những phát hiện khác đã được công bố từ đó, SAGO sẽ nhanh chóng đánh giá về hiện trạng của các nghiên cứu về nguồn gốc SARS-CoV-2 và tư vấn cho WHO về những gì đã được biết, những khoảng trống nổi bật, và những bước tiếp theo. Mọi giả thuyết phải tiếp tục được xem xét và như WHO đã nói từ đầu, một quy trình khoa học hoàn toàn cới mở và minh bạch là thiết yếu.
Những phát hiện mới đây về khả năng lây truyền SARS-CoV-2 từ động vật sang người trực tiếp từ dơi hay qua trung gian những động vật khác, bao gồm - nhưng không giới hạn vào - những nghiên cứu về các động vật hoang dã được bán tại các chợ ở Vũ Hán và quanh đó (nơi mà những ca COVID-19 đầu tiên được báo cáo vào tháng 12.20và 19); những nghiên cứu về các coronavirus giống SARS nơi loài dơi ở Trung Quốc và Đông Nam Á; nghiên cứu về lấy mẫu sinh học tiền đại dịch trên thế giới và nghiên cứu về sự mẫn cảm đối với động vật.
Tuy nhiên, vẫn cần một cách cấp thiết những cuộc điều tra chi tiết về các ca nhiễm đã được biết hay bị nghi ngờ trước tháng 12. 2019 ở Trung Quốc, bao gồm những phân tích về những mẫu máu được lưu trữ từ năm 2019 ở Vũ Hán và các khu vực chung quanh, và tìm kiếm ngược trở lại các dữ liệu bệnh viện cũng như các dữ liệu về tử vong đối với những ca nhiễm đầu tiên.
Cũng vậy, các giả thuyết về phòng thí nghiệm phải được xem xét cẩn thận, tập trung vào các phòng thí nghiệm tại địa điểm mà những báo cáo đầu tiên về các ca nhiễm nơi người xuất hiện ở Vũ Hán. Một tai nạn phòng thí nghiệm không thể bị loại bỏ cho đến khi có đầy đủ bằng chứng để làm như vậy và những kết quả đó được chia sẻ công khai.
COVID-19 sẽ không phải là “căn bệnh X” cuối cùng. Chúng ta cần hợp tác khoa học, chia sẻ dữ liệu, và thực hiện các tiếp cận “một sức khỏe” mạnh mẽ, qua đó tập hợp các lĩnh vực thuộc con người, động vật và môi trường nhằm tăng cường việc nhận diện, giảm và giám sát nguy cơ nơi các động vật và tại điểm giao nhau giữa con người – động vật – môi trường. Điều đó phải gắn liền với hành động sớm nhằm điều tra, xác định đặc điểm và ngăn chặn các mối đe dọa. Song song đó, thế giới cần những quy trình có hệ thống nhằm nghiên cứu sự xuất hiện của các mầm bệnh này và con đường lây nhiễm từ thế giới tự nhiên sang con người. Các quy định về hoạt động của các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới cũng cần được giám sát và tăng cường.
Ít nhất 4,8 triệu người trên toàn cầu đã chết vì COVID-19. Họ và gia đình họ còn bị nợ câu trả lời về việc con vi rút bắt nguồn từ đâu và như thế nào. Chuẩn bị tốt hơn cho “căn bệnh X” sắp tới chính là vì lợi ích của mọi người.