Cử nhân logistics ở Mỹ có thu nhập tương đương 1,7 tỷ đồng/năm
Giáo dục - Ngày đăng : 06:02, 09/07/2020
>>Ngành logistics trả lương hàng ngàn đô vẫn mỏi mắt tìm người được việc
>> Vì sao ngành học logistics được nhiều người quan tâm?
>> Đưa logistics thành mạch máu phát triển cơ thể nền kinh tế
>> Đào tạo nguồn nhân lực logistics là trọng trách của các trường kinh tế
>> GS Đặng Đình Đào: Chính sách, hạ tầng... yếu kém làm đội giá logistics lên cao
Nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng
Logistics là một ngành khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng không còn xa lạ với các nền kinh tế phát triển trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Từ nhiều thập niên trước, các trường đại học ở Mỹ đã đào tạo ngành này và ngày càng thu hút đông đảo sinh viên theo học.
Logistics vốn là một thuật ngữ quân sự chỉ công tác hậu cần và được ứng dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự từ Chiến tranh thế giới thứ 2. Sau thế chiến 2, nhiều doanh nghiệp ở Mỹ nhận thấy tầm quan trọng của logistics và bắt đầu kiếm lợi từ ngành này từ năm 1960.
Ngày nay, logistics được hiểu là một hoạt động thương mại quản lý dòng luân chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm các hoạt động chính như vận chuyển, lưu trữ, kiểm kê, giao nhận. Hiểu một cách đơn giản, logistics là cầu nối giữa nhà cung cấp và khách hàng.
Theo thống kê của Viện Quản lý cung ứng (ISM) ở Arizona (Mỹ), tính đến năm 2014, đã có khoảng 150 trường đại học ở cường quốc số 1 thế giới này đào tạo ngành logistics hoặc quản lý chuỗi cung ứng. Theo nghiên cứu của viện này, từ những năm đầu thế kỷ 21, cả doanh nghiệp sản xuất và phân phối đều nhận thấy tầm quan trọng của logistics, thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng tăng, từ đó nhu cầu đào tạo cũng tăng.
Theo Cục Thống kê lao động Mỹ (BLS), mức tăng trưởng việc làm trong ngành logistics sẽ tăng đều khoảng 5% mỗi năm trong vòng 1 thập niên từ 2018-2028. Đến năm 2028, logistics Mỹ sẽ cần khoảng 183.300 lao động.
Top ngành thu nhập cao ở Mỹ
Theo nghiên cứu của ISM, tỷ lệ sinh viên đại học tốt nghiệp logistics tìm được việc làm đạt 85-100%. Tỷ lệ thất nghiệp của ngành này chỉ 1,5%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 3,6% của cả nước Mỹ. Và trong nhiều trường hợp, sinh viên mới ra trường ngành logistics có mức lương khởi điểm cao hơn cả ngành tài chính, kế toán. Mức lương khởi điểm trung bình năm của sinh viên logistics là 53.584 USD (khoảng 1,3 tỷ đồng).
Theo thống kê của BLS, mức lương trung bình hằng năm của người làm logistics là 74.750 USD (khoảng 1,75 tỷ đồng) năm 2019. Trong đó, 10% người làm logistics có thu nhập thấp nhất là dưới 44.020 USD (khoảng 1 tỷ đồng) và 10% có thu nhập cao nhất là trên 120.400 USD (khoảng 2,8 tỷ đồng).
So với mức thu nhập trung bình năm của các ngành nghề khác (39.810 USD, tương đương 931 triệu đồng), những người làm logistics có thu nhập cao hơn rất nhiều, gần gấp đôi.
Ở cấp quản lý, tỷ lệ cử nhân được cất nhắc giữ chức vụ điều hành trong ngành rất cao (44% theo thống kê của Salary) với mức lương trung bình từ 107,783 - 114,837 USD (khoảng 2,5-2,7 tỷ đồng). Quản lý logistics có bằng thạc sĩ chiếm khoảng 24% với mức lương nhỉnh hơn quản lý có bằng cử nhân khoảng 1.000 USD (khoảng 23 triệu đồng).
>>Ngành logistics trả lương hàng ngàn đô vẫn mỏi mắt tìm người được việc
>> Vì sao ngành học logistics được nhiều người quan tâm?
>> Đưa logistics thành mạch máu phát triển cơ thể nền kinh tế
>> Đào tạo nguồn nhân lực logistics là trọng trách của các trường kinh tế
>> GS Đặng Đình Đào: Chính sách, hạ tầng... yếu kém làm đội giá logistics lên cao
Kim Minh