Thêm 15.220 ca nhiễm mới trên cả nước, Hà Nội lo lắng quá tải khi F0 tăng nhanh
Sự kiện - Ngày đăng : 18:10, 14/12/2021
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Cà Mau (1.011), TP.HCM (991), Tây Ninh (931), Bình Phước (907), Hà Nội (837), Đồng Tháp (734), Cần Thơ (692), Khánh Hòa (597), Vĩnh Long (596), Bến Tre (573), Bạc Liêu (475), Bình Định (468), Trà Vinh (465), Sóc Trăng (436), Tiền Giang (402), Thừa Thiên Huế (394), Hải Phòng (382), Bình Dương (352), Đồng Nai (336), An Giang (300), Kiên Giang (296), Hậu Giang (295), Bà Rịa - Vũng Tàu (258), Bắc Ninh (225), Bình Thuận (211), Lâm Đồng (193), Đắk Lắk (178), Đà Nẵng (177), Quảng Ngãi (150), Gia Lai (141), Thanh Hóa (121), Hưng Yên (96), Đắk Nông (83), Long An (80), Quảng Nam (80), Nghệ An (67), Phú Yên (64), Quảng Ninh (62), Hà Giang (55), Ninh Thuận (45), Thái Bình (45), Hải Dương (45), Nam Định (44), Quảng Trị (35), Thái Nguyên (34), Ninh Bình (32), Vĩnh Phúc (29), Phú Thọ (28), Lạng Sơn (25), Sơn La (23), Hà Tĩnh (14), Hà Nam (14), Hòa Bình (13), Cao Bằng (12), Kon Tum (12), Bắc Giang (11), Quảng Bình (9), Lào Cai (8), Điện Biên (8), Tuyên Quang (3), Yên Bái (2), Lai Châu (1).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.142 ca/ngày. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.443.648 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 14.641 ca nhiễm).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 4.524 ca và số bệnh nhân tử vong là 252 ca. Trong đó, tại TP.HCM là 64 ca, tại các tỉnh, thành phố khác là: An Giang (28), Đồng Nai (27), Bình Dương (18), Tây Ninh (16), Bạc Liêu (12), Đồng Tháp (10), Tiền Giang (10), Kiên Giang (9), Long An (8), Sóc Trăng (7), Bình Thuận (6), Hà Nội (6), Trà Vinh (5), Vĩnh Long (4), Cà Mau (4), Vĩnh Phúc (3), Khánh Hòa (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Bến Tre (3), Bình Phước (2), Bình Định (1), Gia Lai (1), Ninh Thuận (1), Hậu Giang (1).
Cũng trong chiều 14.12, Bộ Y tế thông tin về 3 trường hợp nghi mắc biến thể mới tại Hong Kong (Trung Quốc) bay từ Việt Nam đã có kết quả giải trình tự gen không liên quan đến Omicron. Trước đó, ngày 10.12, cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR-2005) Việt Nam (Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế) nhận được thông báo từ cơ quan đầu mối quốc gia IHR (Bộ Y tế) Hong Kong (Trung Quốc) về 3 trường hợp phát hiện mắc COVID-19, nghi ngờ nhiễm biến chủng mới khi nhập cảnh Hong Kong ngày 8.12. Cả ba trường hợp (gồm 2 công dân Việt Nam và 1 công dân là người nước ngoài) đáp chuyến bay số hiệu CX764 từ TP.HCM đi Hong Kong.
Ngay khi có thông tin, Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện IHR-2005 Việt Nam đã liên hệ, chỉ đạo Viện Pasteur TP.HCM phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giám sát, điều tra xử lý ổ dịch và truy vết người tiếp xúc gần với 3 trường hợp trên trong thời gian 14 ngày trước khi xuất cảnh. Đồng thời, Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện IHR-2005 Việt Nam thường xuyên trao đổi hằng ngày với Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện IHR-2005 của Hong Kong để tiếp tục xác minh, chia sẻ thông tin và ngày 11.12, kết quả giải trình tự gen của 3 trường hợp mắc COVID-19 nhập cảnh từ Việt Nam đều thuộc biến thể Delta, không liên quan đến Omicron.
Trong khi đó, tại Hà Nội theo thống kê của Bộ Y tế, từ ngày 11.10 đến 18 giờ ngày 13.12, Hà Nội ghi nhận gần 15.000 ca COVID-19. Riêng từ ngày 6 đến 13.12 thành phố có thêm hơn 5.300 người, trung bình mỗi ngày thêm hơn 750 ca mới. Hôm qua 13.12, số ca COVID-19 chậm mốc 1.000 ca, dẫn đầu cả nước. F0 tăng nhanh kéo theo ca bệnh mức độ trung bình, nặng/nguy kịch, phải thở oxy, thở máy không xâm lấn hay có xâm lấn đều tăng so với trung bình 7 ngày trước. Điều này khiến lãnh đạo các bệnh viện lo ngại hệ thống y tế quá tải.
Theo ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), khi thành phố Hà Nội chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh thì số F0 tăng lên là "khó tránh khỏi” vì việc nới lỏng đồng nghĩa với việc người dân tiếp xúc, giao lưu nhiều, đi lại lớn… Đặc biệt nhiều F0 không triệu chứng, họ không biết mình nhiễm bệnh, vẫn đi lại nhiều nơi. Dù Hà Nội đang kiểm soát tốt dịch bệnh nhưng chúng ta cần cảnh giác vì dịch bệnh diễn biến khó lường. F0 nhiều trong cộng đồng, nên người dân phải thực hiện tốt 5K. Ngoài ra, mọi người không nên chủ quan cho rằng tiêm vắc xin rồi thì buông trôi, thả lỏng vì trên thực tế, tiêm vắc xin rồi vẫn có thể nhiễm bệnh và tử vong. “Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ phải kiểm soát có điều kiện vì với số F0 tăng như hiện nay, trong đó rất nhiều ca trong cộng đồng nếu không có giải pháp kiểm soát tốt, thì số ca mắc sẽ tiếp tục tăng, có thể lên hơn 1.000 ca/ ngày”, ông Phu nói.
Theo một chuyên gia khác, số ca mắc COVID-19 ở Hà Nội tăng lên những ngày qua đã được dự báo trước khi thành phố thực hiện thích ứng linh hoạt trong tình hình mới, nhất là trong bối cảnh người từ khu vực khác di chuyển về Hà Nội nhiều.