Tổng thống Kazakhstan ra lệnh "bắn không cần hỏi" để bình ổn đợt biểu tình bạo động

Quốc tế - Ngày đăng : 07:03, 08/01/2022

Tổng thống Kazakhstan khẳng định: "Những kẻ khủng bố vẫn tiếp tục gây thiệt hại tài sản nhà nước và người dân, sử dụng vũ khí chống lại nhân dân. Tôi đã ra lệnh cho các cơ quan thực thi pháp luật và quân đội nổ súng tiêu diệt mà không báo trước".

Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã ra lệnh cho lực lượng an ninh "nổ súng không cần báo trước" để dẹp tan các cuộc biểu tình bạo lực đã làm tê liệt nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và đã khiến hàng chục người thiệt mạng.

Theo truyền thông nhà nước Kazakhstan đưa tin hôm 7.1, 18 nhân viên an ninh và 26 "tội phạm có vũ trang" đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình phản đối giá nhiên liệu tăng cao dẫn đến bạo lực.

Trong một bài phát biểu hôm qua 7.1, ông Tokayev tuyên bố tình trạng bất ổn đã bắt đầu vào đầu tuần này do "những tên cướp khủng bố" được đào tạo bài bản từ cả trong và ngoài nước chủ mưu.

Truyền thông nhà nước Kazakhstan dẫn lời Bộ Nội vụ nước này cho biết hơn 3.800 người đã bị giam giữ cho đến nay. Hơn 100 người đã bị bắt khi đang thực hiện "các hành động khủng bố".

Ở Almaty, thành phố lớn nhất của đất nước, một số xác chết dính đạn nằm ngổn ngang trên đường phố và không khí liên tục tràn ngập tiếng súng. Sự cố mất mạng đã làm sập các máy ATM và ít nhất một cửa hàng súng dường như đã bị lục soát.

Tokayev cho biết tình hình đã "ổn định" ở Almaty và "việc ban bố tình trạng khẩn cấp đang mang lại kết quả."

Ông nói: “Nhưng những kẻ khủng bố vẫn tiếp tục gây thiệt hại tài sản nhà nước và người dân, sử dụng vũ khí chống lại nhân dân. Tôi đã ra lệnh cho các cơ quan thực thi pháp luật và quân đội nổ súng tiêu diệt mà không báo trước."

Tokayev đã nhấn lại lời tuyên bố đó trên Twitter sau đó, viết 20.000 "xã hội đen và khủng bố" đã tham gia vào "6 đợt tấn công" ở Almaty trong tuần này và nói thêm: "Không đàm phán với những kẻ khủng bố, chúng tôi phải tiêu diệt chúng".

Một nhà báo địa phương nói với CNN: Nếu bất cứ ai đi đến gần các trạm kiểm soát, lực lượng quân sự sẽ nổ súng. Nhà báo cho biết không rõ họ bắn đạn thật hay bắn đạn cao su.

Bài phát biểu của Tokayev cố gắng làm suy yếu suy đoán rằng các cuộc biểu tình là sản phẩm của tình trạng bất ổn ngày càng phổ biến. Ông nói rằng bạo lực là sản phẩm của kẻ thù được tổ chức tốt, được trang bị cơ sở để thực hiện "các cuộc tấn công khủng bố" và "các chuyên gia được đào tạo về phá hoại hệ tư tưởng, khéo léo sử dụng thông tin sai lệch hoặc 'giả mạo' và có khả năng thao túng tư tưởng con người"

"Các hành động của họ cho thấy sự hiện diện của một kế hoạch rõ ràng về các cuộc tấn công vào cơ sở quân sự, trụ sở hành chính và dân sự ở hầu hết các khu vực, sự phối hợp hành động chặt chẽ, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao và sự tàn ác của chúng", Tokayev thông tin rồi kết luận: "Chúng cần bị tiêu diệt."

Tuy nhiên, một số người biểu tình lại phủ nhận. Một phụ nữ nói: "Chúng tôi không phải là côn đồ hay khủng bố. Điều duy nhất nở rộ ở đây là tham nhũng"

Một người khác nói thêm: "Chính phủ giàu sụ, nhưng tất cả những người này ở đây phải vay nợ để sống qua ngày. Chúng tôi có nỗi đau của mình và chúng tôi muốn chia sẻ nó".

Truyền thông địa phương đưa tin, những người biểu tình ở Almaty đã xông vào sân bay, đột nhập tòa nhà chính phủ và phóng hỏa trụ sở chính của thành phố. Hàng chục người đã thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương trong các cuộc đụng độ ở đó hôm 6.1. Cũng có báo cáo về tình trạng mất điện trên toàn quốc và thiệt hại ở các thành phố lớn khác nhưng Tổng thống Tokayev cho biết internet đang dần được khôi phục khi tình hình ổn định. Các nhà chức trách trước đó đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc với lệnh giới nghiêm và hạn chế di chuyển cho đến ngày 19.1.

Theo đài truyền hình nhà nước Khabar 24 dẫn lời Bộ Công nghiệp và Phát triển cơ sở hạ tầng Kazakhstan, sân bay quốc tế Almaty sẽ đóng cửa cho đến ngày 9.1. Cho đến nay, hơn 20 chuyến bay quốc tế đã bị hủy nhưng các chuyến bay đến và đi từ thủ đô Nursultan đã được khôi phục.

Trong bài phát biểu, ông Tokayev nhấn mạnh rằng tổ chức biểu tình hòa bình đã được hợp pháp hóa vào năm 2020 để thúc đẩy dân chủ. Tuy nhiên, ông nói rằng những lời kêu gọi từ nước ngoài để tìm một giải pháp hòa bình là "vô nghĩa" và đặt câu hỏi: "Có thể có thương lượng kiểu gì với bọn tội phạm, sát nhân?"

A.T