Sự nóng lên toàn cầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận
Thông tin Y học - Ngày đăng : 11:11, 11/01/2022
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hai kịch bản khí hậu để ước tính sự tác động của nhiệt độ và độ ẩm đến bệnh sỏi thận vào cuối thế kỷ này ở Nam Carolina (Mỹ), khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn mức trung bình của thế giới.
Ở Mỹ, cứ 10 người thì có một người bị sỏi thận, tỷ lệ mắc bệnh tăng dần trên từ Bắc đến Nam.
Theo các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Philadelphia, số ca mắc bệnh sẽ tăng từ 2,2 - 3,9% tùy thuộc vào lượng khí thải nhà kính tiếp tục tăng ở mức hiện tại hay được cắt giảm xuống mức trung bình, làm tăng cao chi phí chăm sóc sức khỏe.
Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản... thành những tinh thể rắn, hay gặp hơn cả là tinh thể can xi. Kích thước của sỏi có thể lên tới vài xăng ti mét.
Đối với sỏi thận có kích thước nhỏ, nó có thể được tống ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn khi di chuyển trong thận, niệu quản, bàng quang... gây cọ xát dẫn tới tổn thương thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu để lại những hậu quả khôn lường.
Chế độ ăn uống và thay đổi lối sống đã góp phần làm tăng tình trạng bệnh, song nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng nhiệt độ môi trường cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Số người tìm đến sự trợ giúp y tế để điều trị sỏi thận tăng lên sau những ngày nắng nóng khi nguy cơ mất nước tăng lên gấp nhiều lần.
“Với biến đổi khí hậu, chúng ta không quan tâm về tác động của nó đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với trẻ em nhưng một hành tinh đang nóng dần lên sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người”, Gregory Tasian, bác sĩ khoa tiết niệu và là tác giả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports cho biết.
Trong kịch bản đầu tiên được mô hình hóa, nhiệt độ trung bình sẽ tăng 2,3 độ C vào năm 2100, so với 3,6 độ C trong lần thứ 2. Kết quả từ một loạt các nghiên cứu mô hình khí hậu cho thấy, nhiệt độ trung bình có thể ấm hơn 1,1 độ C đến 5,4 độ C vào cuối thế kỷ này.
Khủng hoảng khí hậu tiếp tục không suy giảm với thời tiết khắc nghiệt trên khắp thế giới trong năm 2021. Châu Âu đã trải qua mùa hè nóng kỷ lục với mức nhiệt lên tới 48,8 độ C tại miền Nam nước Y, trong khi cháy rừng dữ dội bùng phát ở Ý, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Lũ lụt nghiêm trọng cũng tàn phá ở Đức và Bỉ.
Giáo sư Rowan Sutton thuộc Đại học Reading (Anh) cho biết: “Ở cấp độ toàn cầu, sự ấm lên có thể xuất hiện từ từ nhưng tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới là rất lớn. Những đợt nắng nóng ở Canada và lũ lụt ở Đức, như một cú đấm vào mặt khiến các chính trị gia cũng như người dân toàn cầu nhằm thức tỉnh về tính cấp thiết của tình trạng khẩn cấp về khí hậu”.