Chủ tịch UBND TP.HCM: “Đóng góp của cán bộ y tế giúp TP thay đổi tư duy chống dịch”
Sự kiện - Ngày đăng : 15:08, 21/02/2022
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã chia sẻ như thế tại cuộc họp mặt các giáo sư, phó giáo sư, thầy thuốc tiêu biểu trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực y tế cho TP.HCM vào sáng nay (21.2).
Nghịch lý: bác sĩ chuyên khoa cao gấp nhiều so với bác sĩ tổng quát
Ôn lại chặng đường hơn 45 năm phát triển ngành y tế TP.HCM, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng – Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh quá trình phát triển của ngành y tế TP luôn gắn chặt với hình ảnh các thầy, cô qua nhiều thế hệ lúc nào cũng dành hết tâm sức và trí lực đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nhất là cho công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế với mong muốn tạo ra những Thầy thuốc vừa giỏi chuyên môn vừa giàu y đức.
Số cán bộ, công chức, viên chức y tế có trình độ sau đại học tăng từ 6.385 vào năm 2016 lên 7.188 vào năm 2020 và 8.400 trong năm 2021. Số bác sĩ có trình độ chuyên môn sau đại học tăng từ 3.565 vào năm 2010 tăng lên 5.115 trong năm 2015 và hiện nay là 6.028 người (trong năm 2021), trong đó có tiến sĩ chiếm 4,98%, chuyên khoa chiếm 21,56%; thạc sĩ chiếm 20,77%, và chuyên khoa cấp I chiếm 52,69%.
Với sự phát triển nguồn nhân lực y tế, lĩnh vực y tế chuyên sâu của TP tiếp tục có được những bước tiến để xây dựng ngành y tế TP trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước và ngang tầm với khu vực. Rất nhiều kỹ thuật cao đã được các bệnh viện ứng dụng vào công tác khám chữa bệnh như: ghép tạng, phẫu thuật nội soi, tim mạch can thiệp, y học hạt nhân, hỗ trợ sinh sản.. với chi phí giảm từ một phần ba đến một nửa so với sản phẩm, dịch vụ cùng loại ở nước ngoài. Các thầy thuốc của ngành y tế TP đủ khả năng để tiếp nhận và phát triển các kỹ thuật y tế chuyên sâu ngang tầm khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, theo ông Thượng ngành y tế TP vẫn gặp một thách thức không nhỏ trong công tác đào nguồn nhân lực tế trong giai đoạn hiện chính là phải đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân TP và cả khu vực phía Nam. Tuy TP có tỷ bác sĩ trên 10.000 dân cao nhất cả nước (20 bác sĩ/10.000 dân), nhưng nếu so sánh với các nước hệ thống tế phát triển (New Zealand là 34/10.000 dân, Hàn Quốc và Nhật Bản 25/10.000 dân...) vẫn cần tiếp tục sung thêm số lượng bác sĩ nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân ngày một tốt hơn.
Ngoài ra, TP còn tồn tại một nghịch lý ngược là bác sĩ chuyên khoa và bác thực hành tổng quát. Bác sĩ khi mới tốt nghiệp trong quá trình làm việc đều muốn trở thành bác chuyên khoa, thực tế cho thấy số lượng bác sĩ chuyên khoa luôn cao hơn nhiều lần so với số bác sĩ thực hành tổng quát (GP) và bác gia đình.
Với mô hình hình tháp ngược loại hình bác sĩ hiện nay, hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế sở còn gặp nhiều khó khăn, khó có thể phát triển được, tình trạng quá tải bệnh viện với bao hệ quả còn tiếp diễn.
Bên cạnh đó, nhiều loại hình nhân viên tế chưa được các trường đại học đào tạo, hoặc đào tạo không đủ số lượng so với nhu cầu thực tế, có thể kể đến như: loại hình chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có trong danh mục đào tạo tại các trường y khoa (Paramedic), loại hình nhân viên y tế này rất cần để bổ sung cho mạng lưới cấp cứu 115 của TP, hay chuyên viên y tế công cộng tuy đã được các trường đào tạo nhưng số lượng còn ít chưa đáp ứng nhu cầu nhân lực y tế cho y tế cơ sở.
Cán bộ y tế giúp TP thay đổi tư duy chống dịch
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định những thành quả trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực y tế của TP là rất đáng tự hào. Đến nay hệ thống đào tạo nguồn nhân lực y tế TP đã có sự phát triển vượt bật với nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp có bề dày thích tích, có truyền thống trên cả nước cung cấp đội ngũ nhân lực y tế đáp ứng ngày càng cao về số lượng cũng như chất lượng góp phần đưa tỷ lệ bác sĩ trên 10.000 dân đạt 20 bác sĩ. “Chúng ta là một đô thị lớn, không thể so sánh với các tỉnh, thành khác trong nước mà phải so sánh với các đô thị lớn hay các quốc gia phát triển để có định hướng phấn đấu phát triển trong thời gian tới”, ông Mãi nói.
Theo ông Mãi nhờ công dạy dỗ của các thầy, cô giáo, các thế hệ thầy thuốc của TP đã vững vàng về chuyên môn đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhiều thầy cô tham gia công tác đào tạo liên tục, tạo cơ hội cho các cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, nhiều kỹ thuật cao đã được chuyển giao thành công và ứng dụng hiệu quả tại các cơ sở y tế ở TP và các tỉnh phía Nam. Nhiều cơ sở y tế của TP là đơn vị dẫn đầu trong việc ứng dụng chuyển giao những thành tựu trên.
Tuy nhiên, ông Mãi cho biết mô hình đào tạo nhân lực cho y tế TP là một bài toán khó đang đặt ra. “Con chim bay bằng 2 cánh” hay “con người đi bằng 2 chân” là những bài toán đặt ra trong việc đào tạo nguồn nhân lực y tế. “Sắp tới TP sẽ chọn ra một số chủ đề tiếp tục bàn thảo một cách nghiêm túc để có những giải pháp nhằm giải quyết các nghịch lý phù hợp với tình hinh thực tế”, ông Mãi cho biết.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP cũng nhấn mạnh đến sự đóng góp to lớn của hệ thống y tế, cán bộ y tế, các thầy cô trong đại dịch COVID-19 diễn ra khốc liệt vừa qua. Trong suốt quá trình chống dịch, các cán bộ y tế không chỉ xông pha tham gia chống dịch mà còn có các ý kiến đóng góp về biện pháp phòng chống dịch. Trong quá trình đó, TP cũng đã tiếp thu rất nhiều những đóng góp này để báo cáo với Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch và Bộ Y tế.
“Những đóng góp của các cán bộ y tế, các thầy cô không chỉ trong công tác giảng dạy, phòng chống dịch mà còn có những góp ý, gợi ý với lãnh đạo TP để thay đổi đáng kể tư duy, biện pháp phòng chống dịch nhằm đạt được kết quả chống dịch như trong thời gian qua”, ông Mãi chia sẻ.
Người đứng đầu Chính quyền TP mong muốn trong thời gian tới, các cán bộ y tế, các thầy cô không chỉ đóng góp, góp ý trong việc đào tạo nguồn nhân lực y tế, phòng chống dịch mà còn tất cả những vấn đề có liên quan đến đời sống của người dân TP, trong đó có cả những vấn đề kinh tế- xã hội. Lãnh đạo sẽ TP tiếp thu, nghiên cứu thực hiện nhằm tạo ra điều tốt hơn cho người dân TP.
Từ thực tiễn công tác phòng chống dịch, ông Mãi cho biết TP đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm, trong đó có việc xây dựng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định thành bại đến hoạt động của hệ thống y tế, và công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Trong kế hoạch tổng thể về phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế- xã hội xác định chiến lược y tế là trụ cột làm nền tảng cho chiến lược, kế hoạch khác. Trong đó, đặt trọng tâm là huy động mọi nguồn lực tham gia công tác phòng chống dịch và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Thành phố đã ban hành chiến lược y tế có 6 thành phần, trong đó thành phần rất quan trọng là nâng cao năng lực hệ thống phòng chống dịch mà trọng tâm là nâng cao năng lực y hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở. Từ đây, TP đã định vị các trụ cột như: y học cộng đồng, y học điều trị, y học phục hồi; vai trò của y tế cơ sở…rõ hơn để có những giải pháp thực hiện.