COVID-19 có thể khiến kích thước não bị thu hẹp, giảm chất xám

Nhịp đập khoa học - Ngày đăng : 14:26, 08/03/2022

Một nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) đã chỉ ra rằng COVID-19 có thể khiến kích thước não bị thu hẹp, giảm chất xám ở các vùng kiểm soát cảm xúc và trí nhớ, đồng thời làm hỏng các vùng kiểm soát khứu giác.

Các nhà khoa học cho biết những tác động này thậm chí còn được thấy ở những người không nhập viện do COVID-19 (tức bị bệnh nhẹ) và liệu tác động có thể đảo ngược một phần hay sẽ tồn tại trong thời gian dài cần được điều tra thêm.

Các nhà khoa học cho biết trong nghiên cứu: “Có bằng chứng chắc chắn về những bất thường liên quan đến não do COVID-19 gây ra”.

Ngay cả trong những ca mắc COVID-19 nhẹ, những người tham gia nghiên cứu cho thấy "sự suy yếu của chức năng điều hành" chịu trách nhiệm tập trung và tổ chức, kích thước não trung bình thu hẹp từ 0,2% đến 2%.

Nghiên cứu được đánh giá ngang hàng, được công bố trên Tạp chí Nature, đã điều tra những thay đổi của não ở 785 người tham gia trong độ tuổi 51–81 có não đượcc hụp cộng hưởng hai lần, bao gồm 401 người phát hiện mắc COVID-19 giữa hai lần chụp của họ. Lần chụp cộng hưởng thứ hai được thực hiện trung bình 141 ngày sau lần đầu tiên.

Nghiên cứu được thực hiện khi biến thể Alpha đang chiếm ưu thế ở Anh và không có khả năng bất kỳ ai nhiễm Delta.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra một số người mắc COVID-19 bị "sương mù não" hoặc vẩn đục tinh thần, bao gồm suy giảm khả năng chú ý, khả năng tập trung, tốc độ xử lý thông tin và trí nhớ.

covid-19-co-the-khien-nao-co-lai-giam-chat-xam.jpg
Một bệnh nhân bị tình trạng COVID-19 kéo dài được khám tại Bệnh viện Ichilov ở thành phố Tel Aviv, Israel - Ảnh: Reuters

Các nhà nghiên cứu không nói liệu việc tiêm vắc xin COVID-19 có tác động gì đến tình trạng bệnh hay không. Thế nhưng, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh thông báo vào tháng trước rằng 15 nghiên cứu cho thấy những người được tiêm vắc xin giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng COVID-19 kéo dài một nửa so với những người không tiêm chủng.

Moderna lập kế hoạch vắc xin phòng 15 mầm bệnh có khả năng gây đại dịch trong tương lai

Moderna cho biết có kế hoạch phát triển và bắt đầu thử nghiệm vắc xin nhắm vào 15 mầm bệnh đáng lo ngại nhất trên thế giới vào năm 2025. Công ty công nghệ sinh học Mỹ sẽ vĩnh viễn cấp bằng sáng chế vắc xin COVID-19 cho một số quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Moderna nói sẽ cung cấp công nghệ mRNA cho các nhà khoa học đang nghiên cứu về vắc xin về các bệnh mới và bị bỏ quên thông qua một chương trình có tên mRNA Access.

Moderna đã công bố chiến lược của mình trước Hội nghị thượng đỉnh về chuẩn bị cho đại dịch toàn cầu được tài trợ bởi chính phủ Anh và Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI). CEPI là liên minh quốc tế được thành lập cách đây 5 năm để chuẩn bị cho các mối đe dọa dịch bệnh trong tương lai.

Moderna đã hợp tác với các đối tác về vắc xin chống lại một số trong 15 mầm bệnh, bao gồm cả Chikungunya, sốt xuất huyết Crimean-Congo, Dengue, Ebola, Malaria, Marburg, sốt Lassa, MERS và COVID-19.

Những sự hợp tác đó gồm vắc xin phòng vi rút Nipah với Viện Y tế Quốc gia Mỹ và vắc xin HIV với Quỹ Gates cùng Sáng kiến ​​vắc xin AIDS quốc tế, Chủ tịch Moderna - Stephen Hoge cho biết trong cuộc phỏng vấn.

Moderna sẽ tìm kiếm các đối tác mới cho những vắc xin khác hoặc phát triển chúng trong nội bộ, ông nói.

Stephane Bancel, Giám đốc điều hành của Moderna, nói trong cuộc họp báo hôm 7.3 rằng 15 loại vi rút này là những mối đe dọa đã biết nhưng chưa được nhiều nhà sản xuất thuốc lớn giải quyết.

Đại dịch COVID-19 đã giết chết hơn 6 triệu người trên toàn thế giới và khiến hàng triệu người khác bị bệnh, chỉ ra rằng điều đó cần phải thay đổi. Quá nhiều sinh mạng đã mất trong vài năm qua”, Stephane Bancel nói.

Đầu đại dịch COVID, Moderna cam kết không thực thi các bằng sáng chế vắc xin của mình trong giai đoạn khẩn cấp của cuộc khủng hoảng sức khỏe.

Điều đó đã cho phép phát triển một nhà máy sản xuất vắc xin ở châu Phi (do Tổ chức Y tế Thế giới - WHO hỗ trợ) như một phần của dự án thử nghiệm nhằm cung cấp cho các nước nghèo và thu nhập trung bình bí quyết sản xuất vắc xin COVID-19.

Moderna nói sẽ thực hiện cam kết đó vĩnh viễn với 92 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đủ điều kiện nhận hỗ trợ theo COVAX Advance Market Commitment (AMC) do Liên minh toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng (GAVI) dẫn đầu.

Người phát ngôn công ty nói Moderna sẽ không thực thi bằng sáng chế vắc xin COVID-19 được phát triển ở Nam Phi bởi Afrigen Biologics do WHO hậu thuẫn cho AMC.

Dù sẽ không thực thi các bằng sáng chế của mình ở các quốc gia này, Stephen Hoge nói Moderna không có ý định chia sẻ công nghệ vắc xin của mình với trung tâm chuyển giao công nghệ do WHO hậu thuẫn ở Nam Phi, bất chấp những nỗ lực vận động hành lang của tổ chức này.

covid-19-co-the-khien-nao-co-lai-giam-chat-xam1.jpg
Moderna có kế hoạch phát triển và bắt đầu thử nghiệm vắc xin nhắm vào 15 mầm bệnh đáng lo ngại nhất trên thế giới vào năm 2025

Trước đó, Moderna cho biết sẽ thành lập một cơ sở ở Kenya (đầu tiên ở châu Phi) để sản xuất vắc xin mRNA, bao gồm cả chống lại COVID-19.

Là một phần của kế hoạch chống đại dịch trong tương lai, Moderna dự định cung cấp công nghệ của mình cho các phòng nghiên cứu hàn lâm để kiểm tra các lý thuyết của riêng họ về vắc xin nhằm giải quyết các bệnh mới nổi và bị bỏ quên. Stephen Hoge nói một số trong đó cuối cùng có thể dẫn đến quan hệ đối tác với Moderna để giải quyết 15 mầm bệnh ưu tiên.

Điều chúng tôi muốn đảm bảo sẽ xảy ra là các nhà khoa học có ý tưởng tuyệt vời về cách họ có thể tạo ra vắc xin sẽ có thể tiếp cận các tiêu chuẩn và công nghệ của chúng tôi, gần giống như khi họ làm việc tại Moderna”, Stephen Hoge nói.

Ban đầu chương trình sẽ bắt đầu với vài phòng thí nghiệm học thuật, nhưng Stephen Hoge hy vọng nó sẽ mở rộng nhanh chóng. Ông coi chương trình này là một cách để mở rộng việc khám phá vắc xin sử dụng công nghệ mRNA.

Stephen Hoge cho hay: “Chúng tôi muốn đảm bảo rằng cho phép những người khác khám phá không gian mà chúng tôi không thể đến được”.

Sơn Vân