Chiến tranh Nga-Ukraine đẩy nguy hiểm cho tình trạng mất an ninh lương thực và dịch COVID-19

Quốc tế - Ngày đăng : 11:21, 08/04/2022

Sự leo thang trong chiến tranh Nga-Ukraine khiến cuộc chiến kéo dài đã làm gia tăng nhiều mối đe dọa khác mà thế giới phải đối mặt.

Trong hơn 40 ngày kể từ khi cuộc chiến tại Ukraine diễn ra, phương Tây đã áp đặt hơn 5.000 lệnh trừng phạt đối với Nga, gấp rưỡi con số mà Mỹ áp đặt lên Iran trong 40 năm qua. Nhiều hỗ trợ quân sự và các biện pháp trừng phạt tài chính từ Mỹ và Nato đang được thực hiện.

Điều này chắc chắn đang đổ thêm dầu vào lửa, kích động Nga chống trả. Người phát ngôn của tổng thống Putin, Dmitry Peskov tiết lộ rằng, khi đối mặt với "mối đe dọa hiện hữu", Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.

Ngày càng có nhiều học giả tin rằng có khả năng nổ ra chiến tranh thế giới thứ ba, trong khi nhiều học giả khác đang cân nhắc khả năng bùng nổ chiến tranh hạt nhân. Tình hình đang diễn biến theo hướng thảm họa toàn cầu. 

anh-chup-man-hinh-2022-04-08-luc-10.52.45.png
Một khu căn hộ bị phá hủy ở thành phố Borodyanka gần Kyiv (Ukraine) - Ảnh: EPA-EFE

Các cuộc khủng hoảng khác cũng đang xuất hiện. Chiến tranh đã khiến hàng triệu nông dân Ukraine phải rời bỏ nhà cửa, bỏ vụ thu hoạch mùa xuân khiến xuất khẩu nông sản Ukraine giảm sút. Ukraine là một trong những nhà cung cấp nông sản hàng đầu thế giới. Lượng xuất khẩu lúa mì và ngô của nước này lần lượt chiếm 10% và 15% trên toàn cầu.

Hiện có 14 quốc gia dựa vào nhập khẩu lúa mì của Ukraine với hơn 25% nguồn cung của họ. Bangladesh nhận 21% lúa mì từ Ukraine, trong khi ở Libya, lúa mì Ukraine chiếm gần một nửa - 43% tổng nguồn cung. Nếu không có các sản phẩm thay thế phù hợp và giá cả phải chăng, các nước đang phát triển có thể gặp nạn đói.

Ngoài tình trạng mất an ninh lương thực, việc tăng giá năng lượng do hậu quả của chiến tranh đã khiến việc sản xuất trên toàn thế giới bị chậm lại. Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ đều phải đối mặt với vấn đề lạm phát nghiêm trọng. Tỷ lệ lạm phát ở châu Âu và Mỹ đã đạt mức cao nhất trong 40 năm.

anh-chup-man-hinh-2022-04-08-luc-10.52.53.png
14 quốc gia dựa vào nhập khẩu lúa mì của Ukraine - Ảnh: AFP

Nếu xu hướng này tiếp tục, liệu dự đoán của Elon Musk về một cuộc khủng hoảng kinh tế “có thể xảy ra vào khoảng mùa xuân hoặc mùa hè năm 2022, nhưng không muộn hơn năm 2023” có trở thành sự thật?.

Trong hai năm qua, hơn 6 triệu người đã chết vì COVID-19. Nhiều nước phương Tây đã mở cửa trở lại và tuyên bố sẽ học cách sống chung với dịch bệnh. Tuy nhiên, như một chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo vào tháng Giêng, châu Âu đang quá lạc quan, đại dịch vẫn chưa kết thúc.

Kể từ tháng 3, số ca nhiễm bệnh và tử vong do COVID-19 đã tăng lên, và hàng nghìn người vẫn đang chết vì dịch bệnh mỗi ngày. Nhiều người đã đặt niềm tin vào vắc xin và sống chung với vi rút nhưng liệu cách tiếp cận này có ngăn chặn được nhiều trường hợp tử vong hơn không? Vắc xin có thể bắt kịp tốc độ đột biến của vi rút? Tất cả điều này vẫn chưa thể biết được. 

Không ai mong đợi chủ đề toàn cầu nóng nhất của năm 2021 là biến đổi khí hậu, sẽ bị lãng quên vào năm 2022. Nhưng cuộc chiến Ukraine đã kìm hãm sự hợp tác quốc tế và chia cắt thế giới làm hai, giết chết cơ hội đoàn kết để cứu nhân loại. Các tảng băng trôi đang tan chảy, mực nước biển dâng cao, các hòn đảo nhỏ đang biến mất và thiên tai ngày càng thường xuyên hơn. Nhân loại dường như đang tiến gần hơn đến ngày tận thế. 

Nhìn lại lịch sử, các bi kịch thường bắt nguồn từ 5 sự kiện: chiến tranh, nạn đói, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh và thảm họa liên quan đến khí hậu. Vào mùa xuân năm 2022, ai có thể lường trước được rằng, khi chiến tranh bùng nổ, 5 yếu tố này lại một lần nữa cộng hưởng. Thế giới có thể đang ở trước thời khắc nguy hiểm nhất của nó.

Chúng ta nên làm gì? Có lẽ đã đến lúc xem lại lời của tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt: "Không chỉ là sự kết thúc của chiến tranh, chúng tôi muốn kết thúc tất cả mầm mống các cuộc chiến tranh". 

Đan Thuỳ