Sắp có bao bì thực phẩm không độc và có thể ăn được
Nhịp đập khoa học - Ngày đăng : 05:45, 07/08/2016
Bài báo đăng trên tạp chí khoa học Applied Materials & Interfaces cho biết nếu dùng loại chai lọ sản xuất bằng chất này thì người dùng có thể sử dụng được hoàn toàn các loại nước tương hay mật ong mà không để sót lại giọt nào trong chai lọ.
Cơ sở của lớp phủ này là hỗn hợp sáp ong và sáp dừa trong dung môi phủ lên bao bì bằng máy phun. Sau khi khô sẽ hình thành một cấu trúc vi mô nhám, nhờ đó mà thu hẹp đến mức tối thiểu diện tiếp xúc giữa các hạt dung dịch và thành bao bì.
Cùng với tính siêu thấm nước của sáp, điều đó tạo ra rất ít năng lượng thấm ướt, kết quả là các giọt dung dịch trượt trên bề mặt như vậy nhanh hơn nhiều so với chưa xử lý bằng sáp.
Hiện đã có những bề mặt siêu thấm nước chuyên dùng trong công nghiệp thực phẩm chẳng hạn như bề mặt LiquiGlide của các kỹ sư thuộc Viện công nghệ Massachusetts. Nhưng để tạo ra cấu trúc vi mô thì LiquiGlide lại phải sử dụng phương pháp in ảnh lito khá phức tạp và tốn kém.
Theo các nhà sáng chế, vật liệu mới của họ chuyên dùng để sản xuất bao bì công nghiệp thực phẩm, không chỉ không độc hại khi tiếp xúc với thực phẩm mà còn có thể ăn được.
Họ nhấn mạnh rằng từ trước tới nay chưa từng có loại vật liệu nào được sản xuất từ những thành phần ăn được lại đơn giản chỉ qua một công đoạn mà đã sản xuất được hàng loạt như vậy.
Vũ Trung Hương