Lãnh đạo Singapore: Người dân tránh giao dịch tiền mã hóa, nhiều nhà đầu tư mất hết tiền tiết kiệm
Thế giới số - Ngày đăng : 12:06, 31/05/2022
Tại Hội nghị thượng đỉnh Asia Tech x Singapore 2022, ông Heng Swee Keat phát biểu: “Chúng tôi phải tiếp tục điều chỉnh các quy tắc của mình để đảm bảo rằng quy định vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới, đồng thời giải quyết những rủi ro chính mà tài sản tiền mã hóa gây ra”.
Ông Heng Swee Keat nhấn mạnh rằng Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đã liên tục cảnh báo công chúng tránh giao dịch tiền mã hóa trong khi thực hiện các bước nhằm hạn chế quảng bá loại tiền này cho công chúng vào đầu năm 2022.
Phó thủ tướng Singapore nói: “Nhiều nhà đầu tư đã bị thua lỗ và thậm chí mất cả tiền tiết kiệm trong cuộc khủng hoảng gần đây của TerraUSD và Luna, điều này đã gây ra tác động mạnh lên Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác. Các nhà đầu tư bán lẻ đặc biệt nên tránh xa tiền mã hóa. Chúng tôi không thể nhấn mạnh điều này đầy đủ".
Tuy nhiên, Heng Swee Keat lưu ý rằng hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số bao gồm toàn bộ phạm vi dịch vụ ngoài giao dịch tiền mã hóa. Ông nói thêm rằng Singapore vẫn quan tâm đến việc hợp tác với những người chơi blockchain và tài sản kỹ thuật số để khuyến khích đổi mới cũng như xây dựng lòng tin trong lĩnh vực này.
Cả TerraLuna (hay Luna) và TerraUSD đều được liên kết với Terra, một nền tảng blockchain do nhà phát triển Do Kwon (Hàn Quốc) đồng sáng lập. Theo công ty phân tích blockchain Elliptic, các nhà đầu tư vào chúng đã mất khoảng 42 tỉ USD.
Luna từng là một trong những loại tiền mã hóa phổ biến nhất thế giới và sự sụp đổ của nó, cùng với TerraUSD, đã gây ra tình trạng hỗn loạn trên toàn cầu, với việc Bitcoin mất khoảng 1/4 giá trị từ ngày 9 đến 12.5.
Sáng kiến mới
MAS đã cấp giấy phép và phê duyệt về nguyên tắc trong 2 năm qua cho 11 nhà cung cấp dịch vụ thanh toán token kỹ thuật số, bao gồm những người chơi stablecoin (tiền số ổn định giá) như Paxos, các sàn giao dịch tiền điện tử như Coinhako và các tổ chức tài chính truyền thống như DBS Vickers.
Ông Heng Swee Keat nói Singapore cũng sẽ tiếp tục đánh giá các ứng dụng và tạo điều kiện cho các thử nghiệm trực tiếp thông qua các hộp cát quy định, để cho phép áp dụng an toàn trong lĩnh vực tài chính.
Hộp cát quy định là một khuôn khổ do cơ quan quản lý thiết lập cho phép các công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính và các nhà đổi mới khác thực hiện các thử nghiệm trực tiếp trong một môi trường được kiểm soát dưới sự giám sát của cơ quan quản lý.
Cơ quan tài chính cũng đã làm việc với ngành về một số sáng kiến tài sản kỹ thuật số, theo Heng Swee Keat, người đã khởi động Project Guardian tại hội nghị thượng đỉnh hôm 31.5.
Project Guardian là một nỗ lực hợp tác của MAS nhằm hợp tác với ngành để khám phá tokenization các tài sản tài chính và phát triển tương lai của cơ sở hạ tầng tài chính. Thí điểm đầu tiên trong ngành sẽ là khám phá các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi) tiềm năng trong các thị trường tài trợ bán buôn.
Tokenization là một công nghệ bảo mật đang được ứng dụng phổ biến hiện nay, chuyển hóa thông tin nhạy cảm của khách hàng thành một mã kí tự, được gọi là mã token. Ví dụ dễ thấy nhất về việc áp dụng công nghệ này là các ngân hàng hoặc ví điện tử.
Ông Heng Swee Keat nói: “Tóm lại, chúng ta phải tiếp cận công nghệ mới nổi với một tâm hồn cởi mở, tách biệt sự kiêu ngạo khỏi tiềm năng cơ bản thực sự của nó. Thông qua quy định, chúng ta làm việc mang tính xây dựng để nhận ra lợi ích của những công nghệ mới này, hợp tác với những người chơi có trách nhiệm và sáng tạo với khả năng quản lý rủi ro mạnh mẽ để xây dựng nền tảng của hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số".
Ông Heng Swee Keat cũng đã công bố hai chương trình mới thuộc Quantum Engineering Programme (QEP), sáng kiến quốc gia được đưa ra vào năm 2018 nhằm mục đích tận dụng các công nghệ lượng tử để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực.
Theo ông Heng Swee Keat, việc đầu tư vào điện toán lượng tử và kỹ thuật lượng tử là một phần trong cách tiếp cận của Singapore nhằm cố gắng đón đầu tương lai và chủ động định hình tương lai mà nước này mong muốn.
Chương trình đầu tiên là National Quantum Computing Hub, được hình thành bằng cách tổng hợp kiến thức chuyên môn từ Centre for Quantum Technology (Trung tâm Công nghệ Lượng tử) và các tổ chức khác ở Singapore. Chương trình sẽ cho phép Singapore tăng cường hơn nữa việc phát triển tài năng và cung cấp khả năng tiếp cận tốt hơn với công nghệ lượng tử.
Chương trình thứ hai là National Quantum Fabless Foundry, sẽ hỗ trợ chế tạo các thiết bị lượng tử vi mô và nano trong các phòng sạch của đối tác. Thông qua chương trình, Singapore tìm cách hợp tác trong ngành để phát triển nhiều thiết bị lượng tử hơn, giải quyết các thách thức trong thế giới thực, dựa trên thế mạnh của mình trong sản xuất tiên tiến.
Ông Heng Swee Keat cho biết: "Tiềm năng của không gian mạng càng lớn thì rủi ro về mạng càng lớn. Để chống lại chúng, chúng ta không chỉ cần phải cảnh giác trước các mối đe dọa mà còn phải tiếp tục đầu tư để tiến xa hơn nữa. Bằng cách này, chúng ta có thể tạo ra khoảng cách lớn hơn giữa các phần quan trọng của không gian kỹ thuật số và những tác nhân đe dọa".