Báo Anh: NATO chớ vội lạc quan tếu với tổn thất của Nga ở Ukraine

Góc nhìn - Ngày đăng : 13:09, 08/06/2022

Trên báo Economist của Anh, chuyên gia Michael Kofman đã có bài phân tích tình quân sự của Nga tại Ukraine để rút ra nhiều điều cảnh tỉnh NATO đang quá ngây thơ.
nato.jpg

Thành tích quân sự mờ nhạt của Nga ở Ukraine đã gây tổn hại nặng nề đến danh tiếng của lực lượng vũ trang của nước này. Bị sa lầy và với những tổn thất ngày càng gia tăng, quân đội Nga hầu như không có khả năng trở thành lực lượng quân sự có khả năng đứng thứ hai hoặc thứ ba trên thế giới, như người ta vẫn nghĩ trước đây. Ngược lại, NATO đã được hồi sinh, với Phần Lan và Thụy Điển được hy vọng sẽ gia nhập khối. Cuộc tiến quân của (tổng thống) Vladimir Putin đã được chứng minh là một tính toán sai lầm lớn.

Tuy nhiên, một số thành viên NATO có thể đang tìm hiểu quá nhiều về các bài học từ cuộc chiến này và không có tầm nhìn xa hơn về an ninh châu Âu. Nga không phải là một đối thủ cạnh tranh chiến lược, cũng như không có trang bị Potemkin (về chính trị và kinh tế, thuật ngữ Potemkin là bất kỳ thực thể nào được hình thành với mục đích duy nhất là cung cấp mặt tiền bên ngoài cho một đất nước đang nghèo nàn, khiến mọi người tin rằng đất nước đang tốt hơn). Sự tiến triển của quân Nga ở miền đông Ukraine trong những ngày gần đây một cách hợp lý và vững chắc, cho thấy rất nhiều thứ.

nga.jpg

Cộng đồng quốc phòng có xu hướng không nhìn nhận vấn đề theo đúng bản chất mà lại thường lắc lư giống như một con lắc đồng hồ. Nếu trước đây sức mạnh quân sự của Nga đã được phóng đại trong giới quốc phòng phương Tây, thì giờ đây có lẽ đã bị hạ thấp nhiều hơn. Thực tế nằm giữa hai điều này. Như câu châm ngôn, Nga không hề mạnh mẽ, cũng không hề yếu đuối như vẻ bề ngoài của họ. Quan trọng hơn, sức mạnh quân sự thường gắn chặt với bối cảnh và phần lớn thành tích của Nga trong cuộc chiến này có thể gắn với tính đặc thù của kế hoạch kinh khủng được hình thành và dựa trên các giả định chính trị của giới lãnh đạo.

Trong cuộc tiến quân ban đầu, các lực lượng vũ trang của Nga đã theo đuổi một chiến lược quân sự không thể thực hiện được, theo đuổi các mục tiêu không thể đạt được. Quân đội không được thông báo về nó, cũng như không được chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lớn. Kể từ đó, họ đã có các điều chỉnh cơ bản. Tại Donbas, các lực lượng Nga đang tiến hành cuộc tấn công theo cách gần gũi hơn với cách họ được huấn luyện và tổ chức chiến đấu. Mặc dù lực lượng tham gia đã giảm đi đáng kể, nhưng cuộc tấn công của Nga đã đạt được những thành tựu gia tăng. Cuộc chiến có thể còn kéo dài hơn nữa. Nga đã thất bại trong nỗ lực đánh bại chủ quyền của Ukraine, nhưng vẫn chưa rõ liệu Ukraine có thể lấy lại vùng lãnh thổ đã mất hay không, ngay cả khi có sự hỗ trợ lớn lao của phương Tây.

Như hiện tại, quân đội Nga không có vị thế để bắt đầu một cuộc xung đột khác, chứ chưa nói đến một cuộc xung đột với NATO. Tuy nhiên, điều này sẽ mang lại cảm giác thoải mái ớn lạnh cho các thành viên NATO. Có thể bị hấp dẫn để tin rằng bởi vì Ukraine đã thể hiện rất tốt trước lực lượng của Nga, thì một chiến thắng cho NATO có thể được coi là điều hiển nhiên trong hầu hết mọi tình huống. Đó là bài học sai lầm cần rút ra từ cuộc chiến này.

Tính chất đặc thù của tình huống chiến tranh xảy ra quyết định mạnh mẽ đến việc sức mạnh quân sự biểu hiện như thế nào và liệu nó có thể đạt được các mục tiêu chính trị hay không. Một thất bại của Mỹ ở Afghanistan đem lại một số hiểu biết về cuộc chiến với Trung Quốc có thể diễn ra như thế nào. Một đối chiếu tương tự cho cuộc chiến hiện tại có thể là những kém cỏi đầy bất ngờ của Liên Xô trong “cuộc chiến mùa đông” với Phần Lan năm 1939-40. Cuộc chiến đó bộc lộ những điểm yếu và các vấn đề tổ chức trong Hồng quân, nhưng giới lãnh đạo Đức có thể đã hiểu sai bài học từ cuộc xung đột đó khi lập kế hoạch cho Chiến dịch Barbarossa, cuộc xâm lược Liên Xô của Đức vào năm 1941.

Rõ ràng là các lực lượng vũ trang Nga không chỉ chịu một kế hoạch tồi tệ ở Ukraine. Từ góc độ huấn luyện, lãnh đạo và kỷ luật, quân đội Nga có những khiếm khuyết nghiêm trọng. Tuy nhiên, còn nhiều điều về cuộc chiến mà chúng ta vẫn chưa biết và những cách hiểu ban đầu của chúng ta về nó có thể sai lầm. Theo thời gian, chúng ta có thể phát hiện ra rằng giai đoạn mở đầu là một giai đoạn kết thúc. Phân tích kỹ lưỡng hơn sẽ cho thấy rằng hiệu suất của Nga thay đổi tùy thuộc vào trục tiến công và bộ phận nào của quân đội mà người ta chọn để kiểm tra.

nga-2.jpg

Ví dụ, các lực lượng Nga ở phía nam đã xuất kích từ Crimea và nhanh chóng chiếm được những vùng lãnh thổ rộng lớn. Họ vẫn giữ nó. Hơn nữa, còn nhiều điều chưa biết về việc Mỹ cung cấp hỗ trợ gì, ngoài vũ khí và mức độ ảnh hưởng của nó.

Một khu vực khác mà Nga không có khả năng mở rộng hoạt động. Những gì quân đội Nga có thể làm với quy mô nhỏ hơn trong năm 2014 và 2015, họ không thể tái lập trên khắp Ukraine. Từ thông tin liên lạc đến hậu cần, vũ khí tổng hợp và hơn thế nữa, các lực lượng vũ trang của Nga thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động quy mô lớn trước cuộc chiến và điều đó đã được thể hiện. Nhưng NATO cũng vậy, không phải chỉ đối với nước Mỹ. Từ sự can thiệp vào Libya năm 2011, đến việc rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2021, không rõ NATO có thể làm gì nếu không có Mỹ. Các lực lượng vũ trang của Nga hiện đã có kinh nghiệm hoạt động trên quy mô lớn, đã học được trên chặng đường khó khăn từ những sai lầm đắt đỏ (như Quân đội Liên Xô đã trải qua trước đây). Các lực lượng vũ trang Nga sẽ mất nhiều năm để phục hồi sau sai lầm này nhưng đồng thời, thất bại thường là mẹ thành công.

Nhạy cảm của phương Tây xuất phát từ sự thất vọng về việc các quốc gia châu Âu không thể giữ nổi sân bay duy nhất ở Afghanistan hồi năm ngoái mà không có sự hỗ trợ của Mỹ, đến sự nhiệt tình sau thành công ngoài mong đợi của Ukraine. Tuy nhiên, sự thay đổi nhận thức này không nên làm cho các thành viên NATO hiểu lầm rằng: trong một bối cảnh khác, Nga sẽ dễ dàng bị đánh bại. Cho dù có đánh giá cao sức mạnh quân sự của Nga, NATO cũng nên đánh giá mọi thứ một cách tỉnh táo. Mỹ sẽ tiếp tục chuyển trọng tâm sang cạnh tranh với Trung Quốc, đầu tư vào cán cân quân sự ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Sự mở rộng sắp tới của liên minh sẽ bổ sung khả năng quân sự, nhưng cũng mang lại những thách thức mới. Suy thoái kinh tế toàn cầu và chi phí dài hạn cho việc xây dựng lại Ukraine, có thể hút đi các nguồn lực từng được hoạch định cho chi tiêu quốc phòng.

Cuộc xung đột đóng vai trò như một lời nhắc nhở mới mẻ rằng chiến tranh thông thường kéo dài phụ thuộc vào khả năng cung ứng nhân lực, vật chất, đạn dược và năng lực công nghiệp quốc phòng để duy trì nó. Có nhiều điều cần làm để cải thiện năng lực trên các danh mục này. Nếu liên minh được thử nghiệm tương tự, các lực lượng vũ trang NATO có thể nhận thấy rằng họ cũng gặp phải nhiều vấn đề mà Nga đã gặp phải ở Ukraine. Theo đó, liên minh không nên có thái độ coi thường Nga hoặc trở nên tự mãn. Bất chấp những tổn thất đáng kể, quân đội Nga sớm muộn gì cũng sẽ tái thiết. Các lệnh trừng phạt sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, nhưng việc loại bỏ Nga như một cường quốc quân sự thì sẽ chỉ là bài học sai lầm.

Anh Tú (dịch)